Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ba trường hợp bị kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Ảnh minh họa

Tổ chức tín dụng (TCTD) có thể bị đặt vào tình trạng kiểm soát khi lâm vào một trong 3 trường hợp sau:

Thứ nhất: Có nguy cơ mất khả năng chi trả, được biểu hiện ở việc 3 lần liên tiếp không đảm bảo tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” có thể thanh toán ngay trong khoản thời gian 7 ngày tiếp theo và tổng tài sản “Nợ” phải thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày tiếp theo đối với từng loại đồng tiền, vàng.

Thứ hai: Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ mất khả năng thanh toán, được biểu hiện ở việc nợ xấu chiếm từ 10% trở lên so với tổng dư nợ cho vay hoặc từ 100% tổng vốn tự có trở lên trong vòng 3 tháng liên tiếp. 

Thứ ba: Số lỗ lũy kế của TCTD lớn hơn 50% tổng số vốn điều lệ thực có và các quỹ.

Theo thông tư này, kiểm soát đặc biệt là việc một TCTD được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của NHNN do có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

Cũng theo Thông tư này, trong quá trình quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động hoặc qua báo cáo của các TCTD, xét thấy TCTD có nguy cơ lâm vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng hoặc các trường hợp hợp khác dẫn đến tình trạng TCTD không an toàn, mất ổn định, Thống đốc có thể áp dụng các biện pháp giám sát đặc biệt đối với các tổ chức. Đó là: cử cán bộ của NHNN đến trực tiếp tại TCTD, giám sát hoạt động hàng ngày của TCTD; chỉ đạo TCTD thực hiện các biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành để khắc phục tình trạng hoạt động yếu kém, không an toàn hoặc mất ổn định của TCTD; yêu cầu TCTD báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về việc thực hiện các nội dung chỉ đạo của NHNN. 

Thời hạn kiểm soát đặc biệt tối đa là 2 năm kể từ ngày quyết định đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt của Thống đốc có hiệu lực.

Thống đốc sẽ ra quyết định chấm dứt việc kiểm soát đặc biệt đối với TCTD khi thuộc một trong các trường hợp sau: Hết hạn kiểm soát đặc biệt mà không được gia hạn; TCTD đã khắc phục được các nguyên nhân đặt vào kiểm soát đặc biệt và hoạt động bình thường; TCTD không có khả năng khắc phục được nguyên nhân đặt vào kiểm soát đặc biệt dẫn đến tình trạng phát sản; trước khi kết thúc thời hạn kiểm soát đặc biệt, TCTD lại theo các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành.

(Theo Thanh Hương  // Hanoimoi Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Phép tính cân bằng và hợp lý
  • Dỡ bỏ trần lãi suất: Thời điểm chưa thích hợp
  • Sàn vàng đóng cửa, thị trường vàng vật chất buồn tẻ
  • Giảm lạm phát, hạ lãi suất: Cần chính sách tương thích
  • Vì sao Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam dự kiến tăng mạnh vốn điều lệ?
  • Quá tải dự án
  • Tìm điểm tựa cho lãi suất
  • Thực hiện Mục tiêu khống chế tăng CPI ở mức 7%: Nhiều việc phải làm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!