Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quỹ cứu trợ tài chính châu Âu sẽ có nhiều tiền và nhiều quyền hơn

Quỹ có thể mua trái phiếu Chính phủ trên thị trường mở để hỗ trợ giá và kiểm soát các chi phí tài trợ cho các quốc gia gặp khó khăn.

Trong cuộc họp ngày hôm qua, 17/1 tại Bỉ, các Bộ trưởng tài chính của 17 nước sử dụng đồng Euro hướng đến việc thay đổi các biện pháp cứu trợ tài chính châu Âu. Tuy nhiên, vẫn cần có những cuộc thảo luận tiếp theo trong tuần tới.

Các Bộ trưởng đã thảo luận một gói phần giải pháp toàn diện đối phó với cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực, bao gồm cả việc buộc Hy Lạp và Ai Len phải thực hiện cắt giảm tối đa ngân sách để đổi lấy gói cứu trợ nhiều tỷ euro.

Giải pháp chính được đưa ra có thể là việc thay đổi kích thước quỹ cứu trợ tài chính 750 tỷ Euro của châu Âu (1 nghìn tỷ USD). Cả Ủy ban Liên minh châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu đều đồng ý rằng quỹ cứu trợ tài chính cần có nhiều tiền hơn để tăng khả năng đối phó với các rủi ro phát sinh, thì Đức lại phản đối bất cứ sự gia tăng đáng kể nào cho quỹ cứu trợ tài chính.

Cuộc thảo luận cũng bàn bạc về vấn đề quyền hạn của quỹ cứu trợ tài chính. Quỹ có thể được sử dụng vào nhiều mục đích khác, không chỉ là cung cấp vốn vay khẩn cấp cho các nước.

Những quyền hạn mới có thể bao gồm cả quyền mua trái phiếu Chính phủ trên thị trường mở để hỗ trợ giá và kiểm soát các chi phí tài trợ cho các quốc gia gặp khó khăn.

Các Bộ trưởng cũng thảo luận khả năng hạ thấp lãi suất gói cứu trợ cho Ai Len và Hy Lạp, một động thái giúp cho hai nước này dễ dàng hơn trong việc trả nợ viện trợ khẩn cấp ngay cả khi nền kinh tế của họ đang đi xuống.

Các Bộ trưởng tài chính đã thống nhất năm 2012 sẽ phát hành một đồng xu mệnh giá 2 euro đặc biệt để kỷ niệm 10 năm sử dụng đồng euro tại châu Âu.

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Cẩn trọng với cuộc đua lãi suất USD
  • Kiềm chế lạm phát và nhập siêu: xung đột!
  • Giảm lãi suất: Tín hiệu mong manh
  • Năm 2010, số dự án FDI mới vào Việt Nam giảm mạnh nhất Châu Á
  • Năm 2011: Đầu tư bất động sản phải hết sức thận trọng
  • Cuộc chiến Mỹ - Trung: Tỷ giá NDT không chỉ là vấn đề của Mỹ
  • Lãi chảy về phía doanh nghiệp
  • Tìm đến sự phát triển bền vững
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!