Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Liệu có lặp lại suy thoái Nhật trên đất Mỹ ?

Sau khi vượt qua Đại Suy Thoái, Mỹ có thể tiếp tục rơi vào một “Cuộc Đại Mơ Hồ” về những gì sắp xảy đến và những việc cần phải làm ngay.

Thụt lùi hay chiếc vòng giảm phát

Những ám ảnh về một nền kinh tế suy yếu cộng với việc ngày càng ít lựa chọn chính sách thêm một lần nữa làm dấy lên những lo ngại rằng kinh tế Mỹ đang đứng trước nguy cơ chững lại hay “thụt lùi một thập kỷ” giống như Nhật những năm 1990.

Đã không còn đầu cơ bất động sản, các ngân hàng bị rơi vào thua lỗ với hy vọng các khoản nợ xấu này sẽ tốt hơn (hay ít nhà là có thể bị quên lãng). Cuộc khủng hoảng càng trở nên trầm trọng hơn do các chính sách đưa ra thiếu quyết đoán, chính quyền thất bại trong việc tìm ra phương cách hiệu quả để cứu vãn nền kinh tế.

Một chuyên gia kinh tế cho rằng Mỹ đang rơi vào tình trạng bất ổn “kiểu Nhật”, chỉ có điều liệu những nguy cơ ấy sẽ mang lại những hậu quả gì vẫn chưa chắc chắn. Trong khi đó, chính quyền Obama lại đánh giá thấp những rủi ro đối với nền kinh tế.

Một nguyên nhân mới làm dấy lên lo ngại ở Mỹ  là tình trạng giảm phát có thể khiến nền kinh tế chững lại. Hàng hóa, dịch vụ thì rất sẵn có, song số người có khả năng mua những hàng hóa, dịch vụ đó còn hạn chế.

Cách tốt nhất để đối phó với giảm phát chính là bơm thêm tiền vào nền kinh tế, giúp người tiêu dùng có thêm tiền chi tiêu. Đi tiên phong trong chiến dịch ngăn chặn giảm phát là FED với quyết định duy trì lãi suất thấp gần 0% kể từ cuối năm 2008.

Đa số các chuyên gia kinh tế đều nhất trí cao với FED trong việc ứng phó với nguy cơ suy thoái kép. Tuy nhiên, mặt khác, thì lối hành xử kiểu FED chỉ như đang đo niềm tin của thế giới vào USD, trong khi đó lại làm trầm trọng thêm vấn đề nợ công.

Nợ công và nỗi lo lạm phát

Nợ công ngày càng gia tăng do việc cắt giảm thuế và chi tiêu cho 2 cuộc chiến tranh kể từ thời chính quyền Bush. Điều này đã thổi bùng lên những lo ngại rằng một ngày nào đó các chủ nợ như Trung Quốc, Nhật Bản có thể sẽ đòi hỏi lãi suất cho vay cao hơn đối với Mỹ.

Ảnh hưởng của lãi suất cao khi đó sẽ lan ra khắp nền kinh tế và gây ra tình trạng  ngược lại: lạm phát tăng, giá cả tăng khi các thương nhân mất niềm tin vào sức mạnh của USD.

Và thực tế thì điều này đã và đang xảy ra. Do mất niềm tin vào thị trường chứng khoán và bất động sản, các nhà đầu tư ồ ạt đầu tư vào trái phiếu chính phủ với lãi suất cực kỳ thấp. Tuy nhiên, những lo ngại lạm phát sẽ ám ảnh những người có sứ mệnh điều tiết tiền tệ, nhất là những người điều hành FED.

Và rất có thể trong một tương lai xa, FED sẽ quyết định nâng lãi suất trở lại.Tuy nhiên, những thông tin kinh tế mới đây đã làm trì hoãn những dự định của FED. Cũng trong tháng này, FED cho biết sẽ sử dụng tiền thu được từ các khoản đầu tư có thế chấp và mua thêm trái phiếu Chính phủ để hạ lãi suất cho vay dài hạn. Theo tờ Wall Street Journal, quyết định này được đưa ra trong khi vẫn còn những bất đồng giữa các nhà điều tiết của FED, do vậy rất có thể những hành động ứng phó trong tương lai sẽ bị chi phối bởi nỗi lo lạm phát.

Các nghị sĩ Đảng Cộng hòa cho rằng việc cắt giảm thuế hơn nữa, song song với giảm mức tiêu dùng của chính phủ có thể coi là câu trả lời cho một nền kinh tế suy yếu. Họ cũng chỉ trích việc chính phủ lãng phí gói kích thích, nỗ lực thì nhiều mà hiệu quả đem lại không đáng kể.

Liệu có lặp lại suy thoái Nhật trên đất Mỹ?

Suy thoái suy cho cùng là một phương pháp điều trị cho căn bệnh của nền kinh tế,. Song các chính khách lại không nghĩ  như vậy, và tiếp tục tìm cách kích thích kinh tế cho đến khi chính họ lại hủy hoại nó chỉ vì kích thích quá mức, mà kết quả thu về là lạm phát phi mã, Chủ tịch  Công ty Môi giới Euro Pacific Capital nhận định.

Đức cũng có những lo ngại về lạm phát, song họ đã làm rất tốt trong thời kỳ suy thoái mà không cần đến kích thích kinh tế quá lớn. Tuy nhiên, Đức cũng có 2 lợi thế hơn Mỹ là: có một mạng lưới an sinh xã hội rộng lớn hơn, và một nền sản xuất mạnh có thể làm ra nhiều hàng hóa phục vụ xuất khẩu.

6 tháng trước, cựu phó chủ tịch FED, ông Alan Blinder cho rằng hệ thống chính trị sẽ khiến Mỹ sa lầy theo kiểu của Nhật. Hệ thống này sẽ dần bị tê liệt và do vậy nguy cơ “thụt lùi một thập kỷ” hiển hiện ra ngày cãng rõ nét. Trước nguy cơ này, Quốc hội và chính quyền Obama sẽ phải ngừng kích thích nền kinh tế, FED sẽ  sức cùng, lực kiệt.

Thậm chí, sau cuộc bầu cử tháng 11 tới đây, rất ít người kỳ vọng vào một “luồng sinh khí mới”. Môt chuyên gia kinh tế thuộc Bộ tài chính Mỹ từ thời chính quyền Bush thứ nhất nói: “Chúng tôi đã rơi vào một tình huống bế tắc, và có lẽ sẽ chẳng thay đổi được điều gì”. Rõ ràng, một nền kinh tế suy yếu vào năm 2012 sẽ là một cơ hội tốt cho bất cứ ứng cử viên tổng thống nào của Đảng Cộng Hòa.

Mặt khác, nếu giảm phát trở thành một mối đe dọa thực sự, thì giới chuyên gia kinh tế sẽ kỳ vọng rằng ông Bernanke — người đã dạn dày kinh nghiệm từ cuộc Đại Suy Thoái có thể thực thi các biện pháp hữu hiệu, đại loại như mở rộng bảng cân đối kế toán của FED để có thể mua lại một loạt các khoản vay mua xe, cũng như các khoản nợ tín dụng.

Cựu kinh tế trưởng của Quỹ tiền tệ thế giới IMF nhận định nhiều khả năng FED sẽ hành động theo hướng đó để xoa dịu nền kinh tế, nhất là khi FED bắt đầu tỏ ra lo ngại về nguy cơ giảm phát.

Hôm 27/8 vừa qua, chủ tịch FED đã đưa ra cam kết sẽ làm mọi cách có thể để cứu nền kinh tế nếu tình hình trở nên xấu hơn. Tuy nhiên, ông cũng tỏ ra e ngại về mặt trái của những kích thích đó, và do vậy cũng cho thấy FED còn “dè dặt” trong việc hành động mạnh hơn nữa.

Vấn đề hiện tại không phải là liệu chúng ta có những công cụ nào để cứu nền kinh tế, tránh nguy cơ giảm phát, mà là những công cụ đó liệu có đem lại nhiều tác dụng trong việc tạo thêm kích thích kinh tế hơn là những “phản ứng phụ”.

Theo nhận định của giới chuyên gia, chương trình gia hạn thời gian thu hồi nhà của chính quyền Obama đã gặp không ít trở ngại, do không thể làm giảm gánh nặng nợ nần cho những người này, mà còn gây ra tình trạng thâm hụt cho hệ thống tài chính quốc gia.

Câu hỏi được đặt ra là ai sẽ là người gánh chịu những khoản thua lỗ này, nếu đó không phải là các ngân hàng. Và nếu như vậy, nước Mỹ có thể sẽ bị đóng băng trong nhiều năm tới.

Trong khi đó, Bộ tài chính chỉ biết đứng ngoài nhìn thị trường nhà đất trên đà suy giảm, đồng thời không muốn gây sức ép buộc các ngân hàng phải giảm các tài khoản cho vay thế chấp.

Bởi lẽ, Bộ tài chính ngại việc gây sức ép buộc các ngân hàng ngăn chặn tình trạng thu lỗ có thể sẽ khiến những ngân hàng này suy yếu hơn, và dễ có nguy cơ nảy sinh một cuộc suy thoái khác giống Nhật cách đây 1 thập kỷ.

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Những siêu dự án "rùa"
  • Cần đánh giá khách quan và khoa học về FDI
  • Thị trường BĐS Hà Nội nửa cuối 2010 và đầu 2011: Im ắng hay khởi sắc?
  • Nhà ở xã hội tại Bình Dương: Còn gian nan..
  • Biến động tỷ giá: Canh chừng “bão” cuối năm
  • Ẩn số luồng tiền vay, ủy thác
  • Sẽ luật hóa hoạt động kinh doanh bảo hiểm của tập đoàn
  • Sự phối kết giữa chính quyền và nhà đầu tư: Nguyên nhân của “dự án rùa”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!