Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Liệu Mỹ có “dán mác” nước thao túng ngoại tệ vào Trung Quốc?

Quan chức Trung Quốc thông báo, Chủ tịch Trung Quốc Ôn Gia Bảo sẽ sang thăm Mỹ vào trung tuần tháng 4 này. Một số nhà phân tích cho rằng, thông tin này sẽ đồng nghĩa, quan hệ căng thẳng giữa hai nước Trung – Mỹ đã dịu bớt, do đó, khả năng Bộ Tài chính Mỹ liệt Trung Quốc vào danh sách nước thao túng ngoại tệ cũng có phần giảm theo.

Gần 4 tuần qua, báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ đã trở thành tâm điểm chú ý. Ngày càng có nhiều nghị sỹ Mỹ hối thúc chính phủ áp dụng các biện pháp đối với chính sách tỷ giá của Trung Quốc. Họ cho rằng, Trung Quốc đã để đồng Nhân dân tệ bị định giá quá thấp, đã kìm hãm xuất khẩu của Mỹ.

Dư luận bên ngoài hiện vẫn chưa rõ liệu ông Hồ Cẩm Đào có tham dự hội nghị an ninh hạt nhân hay không. Các nhà quan sát Trung – Mỹ cho rằng, chỉ có ông Hồ Cẩm Đào mới cảm thấy chắc chắn, phía Mỹ phải bảo đảm trước sau gì cũng sẽ không công khai làm khó ông trong chuyến công du này, thì ông mới đồng ý sang thăm Washington. Theo dự đoán của các nhà phân tích, lãnh đạo Trung Quốc cực kỳ  lo ngại, liệu người dân trong nước có cho rằng, việc ông xuất ngoại lần này có làm mất mặt quốc gia hay không, cho nên, sau khi Bộ Ngoại giao tuyên bố thông tin trên vào ngày hôm qua, có thể Bộ Tài chính Mỹ sẽ hoãn công bố báo cáo hoặc cũng có thể quyết định không liệt Trung Quốc vào danh sách nước thao túng ngoại tệ. Ngoài ra, cựu quan chức ngoại giao Mỹ và hiện đang là chiến lược gia tại thị trường CLSA của khu vực châu Á Thái Bình Dương ở Thượng Hải – ông Andy Rothman cho rằng, theo thông tin mà Bộ Ngoại Giao Trung Quốc thông báo, về cơ bản có thể khẳng định, Nhà Trắng đã quyết định không tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng ngoại tệ vào ngày 15/4 tới. Theo ông, trước khi ông Hồ Cẩm Đào đồng ý sang thăm Washington, trong vấn đề tỷ giá tiền tệ, hai bên đã đạt được nhận thức chung.

Gần một tháng qua, quan hệ Trung – Mỹ khá căng thẳng, Trung Quốc phản ứng khá gay gắt trước việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và TT Obama hội kiến với Đạt Lai Lạt Ma. Tuy nhiên, trong tuần này, TT Obama có nói, ông hy vọng sẽ xây dựng “quan hệ tích cực” với Trung Quốc, quan chức Trung Quốc cũng đã đồng ý tham gia hội đàm với các nước thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc khác, tiến hành thương lượng về việc cấm vận các chương trình hạt nhân Iran.

Giáo sư chuyên ngành quan hệ quốc tế của trường Đại học Nhân dân Trung Quốc, Shi YanHong cho biết, Mỹ có thể sẽ không dán mác “nước thao túng ngoại tệ” vào Trung Quốc, đổi lại, Trung Quốc đã nhượng bộ trong vấn đề Iran và đồng ý sang Washington để tham dự hội nghị an ninh hạt nhân. Tôi cho rằng, cuối cùng Bộ Tài chính Mỹ không nên dán mác nước thao túng ngoại tệ vào Trung Quốc, nếu không làn sóng phản đối việc ông Hồ Cẩm Đào sang Mỹ của công chúng Trung Quốc sẽ lại leo thang.

Tín hiệu của các quan chức Trung Quốc trong chính sách tỷ giá đồng Nhân dân tệ trước sau đều mâu thuẫn. Từ giữa năm 2008 đến nay, tỷ giá đồng NDT/USD trên thực tế vẫn không đổi. Chủ tịch Ngân hàng trung ương Trung Quốc Zhou Xiao Chuan cho rằng, việc neo tỷ giá thực tế này là biện pháp tạm thời để đối phó với khủng hoảng, cuối cùng sẽ từ từ hủy bỏ. Các quan chức bao gồm cả Thủ tướng Ôn Gia Bảo lại cho rằng, đồng NDT không hề bị định giá thấp, Mỹ đã quá chính trị hóa vấn đề này.

Giả sử báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ dán mác nước thao túng ngoại tệ vào Trung Quốc, hậu quả thực tế sẽ có hạn: Chỉ có thể khiến Bộ Tài chính phải đàm phán với Trung Quốc về vấn đề tỷ giá, nhưng đây là việc mà Bộ Tài chính Mỹ đã và đang làm. Tuy nhiên, ảnh hưởng chính trị của nó lại khá lớn, rất nhiều nhà phân tích cho rằng, lãnh đạo Trung Quốc muốn thuyết phục người dân trong nước chấp nhận cải cách chính sách tỷ giá, nhưng một điều rất quan trọng đó là, họ không thể bị coi là cúi đầu trước áp lực của Mỹ. Nhưng theo nhà phân tích đến từ Ngân hàng Goldman Sachs, áp lực lạm phát không ngừng gia tăng tại Trung Quốc khiến chính sách tỷ giá đồng NDT càng cần phải tiến hành cải cách, nếu tình hình chính trị cho phép, trong 3 tháng tới, Trung Quốc có thể sẽ đưa ra biện pháp.

(Trang tin VN&QT)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lãi suất VND liên ngân hàng có xu hướng tăng nhẹ
  • Rủi ro khi đầu tư đất nền dự án
  • Ngân hàng biến cho vay ngắn hạn thành dài hạn: Nhiều hệ quả xấu
  • Lãi suất thỏa thuận lên đến 18%/năm - Quá sức doanh nghiệp
  • Năm 2010: Khó đột biến lợi nhuận
  • Trung Quốc Nhiều dự báo sẽ nâng giá đồng tệ
  • ‘Đắng’ như lãi suất vay tiêu dùng
  • Ba trường hợp bị kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!