Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Người mua, kẻ bán đều thiệt

Việc điều chỉnh tỉ giá tăng bất ngờ của NHNN từ hơn 1 tuần này đã làm nhiều người trót mua nhà của các DN kinh doanh BĐS niêm yết giá bán căn hộ bằng tiền USD khóc dở, mếu dở.

Mặc dù pháp lệnh ngoại hối đã quy định mọi giao dịch, thanh toán... trên lãnh thổ Việt Nam không được thực hiện bằng ngoại tệ, thế nhưng hiện tại rất nhiều DN kinh doanh BĐS vẫn công khai niêm yết giá bán căn hộ bằng tiền USD.

NĐT lo lắng


Ngày 11.2, NHNN đã có quyết định điều chỉnh tỉ giá từ 18.932 đồng/USD lên 20.693 đồng/USD, với mức tương đương 9,3%. Mức điều chỉnh này, đối với khách hàng đã mua sản phẩm căn hộ niêm yết giá bằng đồng USD, đóng tiền theo tiến động xây dựng thì đã làm họ phải chi thêm một khoản chênh lệch không nhỏ.

Chị P.V.L mua một căn hộ tại toà nhà Mipec Tây Sơn than thở, đợt điều chỉnh tăng tỉ giá này lại đúng vào thời điểm Cty thu tiền đợt 3 của khách hàng, nếu để quá hạn không nộp thì sẽ bị phạt lãi suất, còn nếu mua USD để nộp ngay thì chị mất thêm hàng chục triệu đồng.

Cụ thể, giá trị thanh toán căn hộ trong hợp đồng bằng USD, giá 2.100USD/m2. Nếu tính theo thời điểm chị P.V.L ký hợp đồng thì giá USD là chưa đến 19.000đ/USD. Ngày 21.2, giá USD được xem là đã giảm so với ngày đầu NHNN công bố cũng ở mức 22.200đ/USD. Như vậy, đợt nộp tiền lần này là 15%, với căn hộ 140m2, chị phải mất chênh lệch tỉ giá gần 75 triệu đồng.

Rất nhiều người mua nhà dự án tính bằng USD cũng đang trong tình trạng tương tự do tỉ giá biến động từng ngày. Hiện trên thị trường Hà Nội, có thể liệt kê khá nhiều dự án căn hộ đang được tính bằng USD, đơn cử như: Dự án Mulberry Lane (KĐT Mỗ Lao – Hà Đông) giá 1.600 - 2.000USD/m2; dự án Tricon Tower (trục Đại lộ Thăng Long) giá 1.550 - 3.600USD/m2;  dự án Indochina Plaza (Xuân Thuỷ) có giá 2.600 - 3.000USD/m2; dự án Royal City (Nguyễn Trãi) giá 1.900 - 2.350USD/m2; dự án Ciputra Luxury giá 2.200 - 2.600USD/m2; dự án Richland Southern (Xuân Thuỷ) giá 1.800 - 1.900USD/m2... Nếu trong số này, dự án nào đã nộp tiền được hơn 50% thì nhà đầu tư còn có thể thở phào nhẹ nhõm, còn nếu chỉ mới nộp được 15-20% thì không khỏi lo ngại, vì với tỉ giá biến động mạnh như vậy, liệu có thể theo đuổi mơ ước sở hữu căn hộ cao cấp đến cùng?

Chủ đầu tư phải giảm lãi?


Khách mua nhà thì nhăn nhó vì giá USD tăng, nhưng điều đáng ngạc nhiên là với chủ đầu tư, tỉ giá tăng nhưng họ lại không mấy phấn khởi. Trao đổi với một chủ đầu tư tên tuổi (xin được không nêu tên) trong thị trường căn hộ cao cấp tại Hà Nội được biết, họ cũng chẳng vui vẻ gì khi thu tiền theo tỉ giá cao.

Nguyên nhân là đối với các dự án căn hộ cao cấp, càng về giai đoạn cuối thì càng có nhiều nguyên vật liệu, thiết bị phải nhập khẩu, tỉ giá tăng cũng có nghĩa là họ sẽ phải chi phí nhập khẩu tăng, trong khi giá bán đã được cam kết không thay đổi, vì vậy tỉ suất lợi nhuận giảm là chắc chắn. “Bên cạnh đó, trong bối cảnh thị trường căn hộ đang cạnh tranh quyết liệt, phân khúc được ưa chuộng lại là phân khúc nhà ở trung bình, nên càng khó điều chỉnh giá bán nhà chung cư cao cấp” - chủ đầu tư này nói.

Theo giới kinh doanh BĐS, các dự án rao bán nhà bằng USD ngày càng nhiều là do các chủ đầu tư đứng trước áp lực ngoại tệ tăng giá, họ muốn giao dịch bằng USD là để phòng ngừa rủi ro về tỉ giá, bảo toàn giá trị căn hộ, nhất là trong trường hợp BĐS sử dụng vốn vay từ nước ngoài.

Tuy nhiên, khi tỉ giá biến động mạnh, với những dự án thực hiện chậm, không đúng tiến độ thì bất lợi không chỉ thuộc về người mua mà cả người bán cũng bị thiệt. Đó là chưa nói đến nguy cơ, nếu tỉ giá quá cao, người mua sẽ e ngại các dự án bán nhà bằng USD, các dự án này nhiều khả năng bị đặt trước nguy cơ ế, hoặc buộc phải giảm giá bán.

(Báo lao động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Đầu tư vào Trung Quốc có cái giá của nó!
  • Sóng ngầm bất động sản 'tháng ăn chơi'
  • Hệ lụy sau những đồng vốn tài trợ từ Trung Quốc
  • Tăng trưởng nhìn từ FDI
  • VND sẽ ổn định ở mức nào?
  • Tỷ giá và tăng giá: Tự sờ gáy mình
  • Biến nguy cơ thành cơ hội
  • Muốn xoá “USD hai giá”, hãy bỏ tín dụng USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!