Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lựa chọn giải cứu Hy Lạp hay chấp nhận một đồng euro nhiều rủi ro?

Liên minh châu Âu cần phải đưa ra quyết định rõ ràng về kế hoạch giúp đỡ Hy Lạp trong tuần này, hoặc là chạy theo những rủi ro biến động của đồng euro hiện đang chịu nhiều hệ lụy- các quan chức tiền tệ Liên minh Châu Âu nói.

"Những chuẩn bị mang tính kỹ thuật đã sẵn sàng. Hiện giờ điều chúng ta cần tới là một quyết định mang tính chính trị.. Đây cũng là điều quan trọng đối với Hy Lạp vì họ sẽ biết những gì mà họ mong đợi bấy lâu có được đáp ứng hay không"- Olli Rehn, thành viên của Uỷ Ban Kinh tế và tiền tệ châu Âu phát biểu.

"Chúng tôi đang đứng giữa ngã tư. Hoặc là Hy Lạp có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đối với đồng euro, hoặc là chúng ta có thể học hỏi nhiều thứ từ cuộc khủng hoảng này."

Rehn cho biết vẫn còn một số lựa chọn thay thế để cứu vớt Hy Lạp và ông không thấy có bất kỳ vấn đề gì xảy ra với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nếu xắn tay hỗ trợ Hy Lạp. "Liên minh châu Âu và Hy Lạp có quan hệ rất mật thiết với nhau. Chúng ta cũng chính là những đối tác của nhau.."

Pháp và Tây Ban Nha đã kêu gọi một cuộc họp đặc biệt khối các nước EU trong tuần này nhằm thảo luận về tình hình Hy Lạp trước khi hội nghị thượng đỉnh 2 ngày của EU được bắt đầu vào thứ Năm.

Hôm qua, Bộ trưởng Tài chính Luxembourg, người đứng đầu nhóm Bộ trưởng Tài chính các nước châu Âu tuyên bố sẽ không bỏ rơi Hy Lạp.

Trong khi đó, yêu cầu khắt khe từ phía chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu và ý kiến của Thủ tướng Đức về việc trừng phạt những nước để thâm hụt ngân sách vượt quá giới hạn cho phép đang khiến thị trường dự đoán nhiều hơn về khả năng Hy Lạp sẽ trắng tay khi rời bàn đàm phán trong buổi họp ngày 25 và 26/03.

Hiện Hy Lạp đang cần tài trợ 16 tỷ euro (21.6 tỷ USD) để chi cho các khoản nợ phải trả từ 20 tháng 4 tới 23 tháng 5. Chi phí tài chính tăng cao, Thủ tướng Hy Lạp đã cho biết nước này có thể đang tiến gần hơn đến khả năng không thể tiếp tục vay tiền.

Cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp -dự kiến sẽ chiếm120% sản lượng quốc gia trong năm nay và thâm hụt ngân sách lên tới 12,9% GDP của năm ngoái- hiện đang nhấn chìm niềm tin của giới đầu tư vào đồng tiền chung châu Âu.

 

 

(giavang)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Bỏ trần lãi suất: Thị trường tiền tệ có rối loạn ?
  • Liệu nhân dân tệ có thể thay thế đôla?
  • Trung Quốc: Thâm hụt thương mại sẽ xảy ra vào tháng 3/2010
  • Chính sách tỷ giá của Trung Quốc lấy đi 1,5% tăng trưởng kinh tế toàn cầu
  • Trung Quốc muốn xoa dịu Mỹ về chuyện tỷ giá
  • Lách huy động và cho vay
  • Khó mua giá gốc
  • Standard Chartered: Việt Nam nên cẩn trọng với tái lạm phát
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!