Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mảng tối trong ngành tài chính Nhật Bản

Sau khi tập đoàn Olympus Nhật Bản thừa nhận về hành vi che giấu những khoản lỗ lớn, người ta quan tâm nhiều đến những mảng tối trong thị trường tài chính Nhật Bản. Dưới đây là sự thật về những vụ gian lận tài chính của những tập đoàn lớn tại Nhật Bản.

Tháng 11/1997: Công ty chứng khoán Yamaichi nộp đơn phá sản sau khi báo cáo lỗ khoảng 2,5 tỷ USD trong năm tài chính vào 3/ 1997. Để cố gắng để che giấu các khoản lỗ, công ty môi giới 100 tuổi này làm giả mạo các giấy tờ liên quan đến danh mục đầu tư không mang lại lợi nhuận của khách hàng.

Tháng 10/1998: Ngân hàng tín dụng dài hạn Nhật Bản đã bị quốc hữu hóa sau khi các nhà chức trách nước này phát hiện những sai lệch của ngân hàng trong báo cáo tài chính năm tài khóa 1998. Ngân hàng này đã giảm khoảng 4 tỷ USD các khoản nợ xấu trong báo cáo. Được thành lập vào năm 1952, ngân hàng cung cấp nguồn tài chính dài hạn cho nhiều ngành công nghiệp nhưng đã bị ảnh hưởng nặng nề khi "bong bóng" kinh tế vỡ vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 90.

Tháng 5/2002: Ba giám đốc điều hành của công ty vận tải đường bộ hạng trung Footwork Express bị bắt giữ, cùng với hai kiểm toán viên vì hành vi khai man 550 triệu USD lợi nhuận kinh doanh trong ba năm từ tháng 12 năm 1999. Năm người này bị kết án tù treo và sau đó công ty được cơ cấu lại.

Sau khi tập đoàn Olympus Nhật Bản thừa nhận về hành vi che giấu những khoản lỗ lớn, người ta quan tâm nhiều đến những mảng tối trong thị trường tài chính.

Tháng 12/2004: Cổ phiếu của công ty đường sắt Seibu đã bị loại ra khỏi danh sách niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo do vi phạm quy tắc giao dịch. 10 cổ đông lớn đã sở hữu hơn 80% cổ phần của công ty kể từ năm 1957. Nhà tài phiệt đường sắt Yoshiaki Tsutsumi đã bị bắt năm sau đó vì tội làm giả thông tin và tham gia mua bán cổ phần bất hợp pháp. Ông bị phạt 64.000 USSau khi tập đoàn Olympus Nhật Bản thừa nhận về hành vi che giấu những khoản lỗ lớn, người ta quan tâm nhiều đến những mảng tối trong thị trường tài chính. D và bị kết án tù hai năm rưỡi và hưởng án treo bốn năm tiếp theo.

Tháng 4/2005: Liên tiếp 9 năm liền, từ tháng 3/2004, kinh doanh của nhà sản xuất mỹ phẩm Kanebo luôn trong tình trạng lỗ. Ba giám đốc điều hành công ty đã bị bắt giữ vào tháng 7 /2005 vì tội gian lận kế toán với con số 1 tỷ USD trong hai năm bắt đầu 2002. Vài tháng sau đó, bốn kiểm toán viên từ Tập đoàn Kiểm toán ChuoAoyama cũng đã bị bắt giữ. Hai trong số ba giám đốc điều hành và ba trong số bốn kiểm toán viên đã nhận được án treo. Hai còn lại được tha bổng. Kanebo hiện không kinh doanh với tư cách một công ty độc lập.

Tháng 1/2006: Công ty Livedoor, từng là con cưng của ngành công nghiệp Internet tại Nhật Bản, bị phát hiện giả mạo thu nhập thông qua chia tách cổ phiếu, giao dịch hoán đổi và mua cổ phần với danh nghĩa một công ty ảo. Công ty đã bị loại bỏ khỏ thị trường chứng khoán một vài tháng sau. Người sáng lập Takafumi Horie bị kết án hai năm rưỡi tù vào tháng 4 năm đó.

Tháng 12/2006: Công ty môi giới Nikko Cordial bị phạt  6,5 triệu USD do hành vi giả mạo số liệu từ năm 2004. Tổng giám đốc và Chủ tịch Nikko Cordial cũng đã phải từ chức.
------------------------------------------------
Tác giả: Hung Ninh (Theo WSJ) // Nguồn: VEF

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Nợ công và hiệu quả của đầu tư công
  • 'Chán' bất động sản, các quỹ đầu tư rót tiền vào đâu?
  • Giải pháp ngăn chặn tín dụng đen: Hình sự hay chính sách kinh tế
  • Đang có sự dịch chuyển vốn FDI vào Việt Nam
  • Bất ổn tỷ giá: Có lặp lại chuyện 'gửi trâu...lấy gà'?
  • “Mổ xẻ” nợ xấu của 8 ông lớn ngân hàng
  • Nợ công châu Âu tác động xấu đến Việt Nam
  • Vì sao thị trường tín dụng đen có đất sống?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!