Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mạnh mà không… mạnh

Từ "bơm" thường được sử dụng với tư cách là một động từ mạnh.

Điều đó, về bản chất đã phần nào thể hiện quyết tâm của người thực hiện hành vi. Gần đây, thuật ngữ "bơm ngoại tệ" ra thị trường nhằm chặn đà leo thang giá của USD trên thị trường chợ đen đã được Ngân hàng Nhà nước sử dụng như một biện pháp cấp thời. Lúc đó, doanh nghiệp đang khốn khổ vì USD lên giá quá "nóng", nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu cuối năm rất lớn nhưng không mua được ngoại tệ từ các ngân hàng. Lúc đó, giá USD trên thị trường chợ đen chạm ngưỡng 21.000 đồng/USD, cao hơn tỷ giá quy định của ngân hàng khoảng 1.500 đồng/USD.
 
Sau khi động từ mạnh "bơm ngoại tệ" này được đưa ra, thị trường USD chợ đen đã chùng xuống được một vài phiên. Tuy nhiên, mức chùng xuống cũng chỉ rất "đuối". Giá USD chợ đen vẫn loanh quanh ở mốc 20.500 - 21.000 đồng/USD. Sự giảm ít ỏi này được các chuyên gia kinh tài nhận định là do thị trường vẫn "khát" và người ta vẫn chưa thực sự tin tưởng vào sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước có thể làm dịu được tình hình. Bằng chứng là sau động thái "bơm" đó ít hôm, giá ngoại tệ vẫn tiếp tục leo thang. Bằng chứng là dù trên thị trường thế giới, “đồng bạc xanh” mất giá vì gói kích cầu 600 tỷ USD của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ thì ở nước ta, USD vẫn tăng giá hàng ngày so với đồng nội tệ.
 
Người ta quay trở lại động từ "bơm" để nhìn nhận thực tại. Nền kinh tế thị trường vốn nhạy bén với mọi biến động. Nói như chuyên gia kinh tế - tài chính Bùi Kiến Thành, sự lên xuống của các chỉ số cũng chính là tấm gương phản ánh "sức khỏe" của mỗi nền kinh tế. Động thái "bơm ngoại tệ" của Ngân hàng Nhà nước dù hiện thực đến mấy cũng khó có thể "xoa dịu" được tình hình khi mà nhu cầu thật của doanh nghiệp đang ở mức cao vào thời điểm cuối năm. Đáng nói hơn, khi nền kinh tế của chúng ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nhập siêu, USD tăng cao, đồng nghĩa với việc sản xuất, kinh doanh khó khăn hơn, giá cả nhiều mặt hàng dễ tăng cao. Mà giá cả các mặt hàng tăng cao, nghĩa là đời sống người dân sẽ còn khó khăn hơn.
 
"Bơm ngoại tệ" đã không hiệu quả như những gì mà nhà quản lý kỳ vọng. Bằng chứng là, trong vài ngày đầu tháng 12 này, giá USD chợ đen tiếp tục bốc hỏa, chạm ngưỡng trên 21.500 đồng/USD - mức kỷ lục của "đồng bạc xanh" tại Việt Nam. Tiếc thay, động từ mạnh đã không… "mạnh"!

(giadinh)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Chênh lệch tỷ giá: Hệ lụy đáng lo ngại
  • 3 trụ cột để cải biến ngành ngân hàng
  • Chung cư mini: Xây nhanh, bán nhanh, đau đầu chậm
  • Quy luật thị trường cuối năm có thể ảnh hưởng giá hàng trọng yếu
  • Quản lý và thu hút vốn FDI: Nhìn người, ngẫm ta
  • Euro sẽ rớt giá kỉ lục?
  • Hạn chế giờ giao dịch máy ATM?
  • BĐS Tây Hà Nội : Giật mình với giá đất "làng"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!