Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Euro sẽ rớt giá kỉ lục?

Các nghiên cứu dựa trên hệ thống biểu đồ Ichimoku của chuyên gia kinh tế Nhật Bản chỉ ra rằng, đồng Euro có thể sẽ xuống đến 1,25 USD trong năm tới.

Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch vừa mới công bố kết quả nghiên cứu không mấy lạc quan về đồng tiền chung Châu Âu này.
 
Đồng Euro đã đạt mức cao nhất trong 9 tháng tại tỷ giá 1,4282 USD hôm 4/11 vừa qua, từ mức 1,1877 USD hôm 7/6. Đây cũng là mức thấp nhất của đồng Euro kể từ tháng 3/2006.
 
Điều này có nghĩa, trong vòng 5 tháng, Euro đã tăng khoảng 20,2% trước khi đạt đến mốc cao nhất trong năm qua. Tuy nhiên, kể từ đó, Euro mất giá thê thảm, thậm chí còn xuống dưới mốc 1,3 USD trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11.
 
Bà Tomoko Fujii, chuyên viên cao cấp bộ phận ngoại tệ của chi nhánh ngân hàng Merrill Lynch tại Tokyo cho rằng: với xu hướng giảm như hiện nay, Euro có thể sẽ tiếp tục giảm trong vài quý tới và hướng thẳng tới mốc thấp nhất trong vòng 4 năm mà đồng tiền tệ này đã rớt xuống hồi tháng 6 năm nay.
 
Nhiều khả năng, đồng Euro sẽ giảm xuống đến 1,25 USD vào đầu năm tới, hoặc chậm nhất là giữa năm 2011.
 
Với vai trò là đồng tiền chung của cả các nước trong khối Liên minh Châu Âu, dự báo sự sụt giảm kỉ lục của Euro cũng được coi như dự báo cho sức khỏe của khối kinh tế này trong thời gian tới.
 
Trong bối cảnh nợ công ở khu vực này chưa có dấu hiệu được kiểm soát hoàn toàn khi Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đang nằm trong vòng nguy hiểm, người ta càng có nhiều lý do để mất niềm tin vào sự tăng trưởng trở lại của kinh tế vùng Eurozone như khẳng định của các nhà lãnh đạo khu vực này.
 
Biểu đồ Ichimoku là một dạng biểu đồ phổ biến được các chuyên gia tiền tệ thường xuyên sử dụng để dự đoán xu hướng vận động của một loại tiền tệ.  

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Quản lý và thu hút vốn FDI: Nhìn người, ngẫm ta
  • Hạn chế giờ giao dịch máy ATM?
  • BĐS Tây Hà Nội : Giật mình với giá đất "làng"
  • Tầm nhìn nào cho VND?
  • Ổn định lạm phát và tỷ giá: cái nhìn ngắn hạn và dài hạn
  • Nguồn cung ngoại tệ sẽ được cải thiện mạnh mẽ
  • Trung Quốc đánh tụt hạng tín nhiệm nợ Mỹ
  • Bài học trong xây dựng cơ bản ở Cần Thơ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!