Thứ nhất, địa phương nào có, cơ chế và thủ tục hành chính khoa học, thông thoáng.
Thứ hai, có chiến lược hoạch định các hoạt động đầu tư theo hướng tập trung, không dàn trải, không ôm đồm…
Thứ ba, được sự hậu thuẫn chắc chắn về vốn, về dịch vụ của các định chế tài chính lớn… thì sẽ cầm chắc thành công trong kêu gọi đầu tư.
Đây chính là chính sách trải thảm đỏ mời chào các nhà đầu tư mà không tổn hại đến các lợi ích của cộng đồng như: Giảm thu ngân sách do ưu đãi về thuế; mất đất "bờ xôi ruộng mật" do ưu đãi về mặt bằng quá lớn, ảnh hưởng môi trường do khai thác theo lối tận triệt tiềm năng thiên nhiên, thiếu đầu tư và lơ là trong xử lý chất thải…
Việc kết hợp ba nhà trong xúc tiến đầu tư, trong đó có vai trò của nhà Tài chính – Ngân hàng cung ứng vốn, dịch vụ và kêu gọi vốn cho cả hai phía: Địa phương và nhà đầu tư là một sáng kiến hữu ích.
Cũng qua theo dõi các hoạt động xúc tiến đầu tư, tôi thấy nổi lên một điểm bất cập, đó là tính phản ánh rộng rãi đến nhà đầu tư và công chúng còn hạn chế. Các nhà tổ chức thường chú trọng đến các hoạt động tổ chức sự kiện mà chưa thực sự chú trọng đến vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng. Các phương tiện truyền thông đại chúng mới chỉ được xem xét dưới góc độ là một công cụ, chứ không phải là một thành tố chính thức đem lại cơ hội, danh tiếng, thương hiệu và lợi nhuận cho nhà tổ chức, nhà đầu tư và cộng đồng.
Trong thời đại này, không ai phủ nhận được vai trò của thông tin và thông tin được coi là một lực lượng sản xuất phi vật chất, đóng góp vai trò to lớn trong đời sống kinh tế và xã hội.
Khỏi cần ví dụ nhiều, chắc chắn ai cũng phải thừa nhận sức mạnh của công luận và báo chí, rằng ít nhất là 80 % các thông tin kinh tế, xã hội, các cơ hội đầu tư đến với chúng ta qua báo chí, qua truyền thông. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, thì điều đó càng rõ hơn bao giờ hết.
Hiện nay, truyền thông về các cuộc xúc tiến đầu tư đều được tiến hành rầm rộ trước diễn đàn. Còn các công việc hậu diễn đàn, tức là các công việc thiết thực triển khai các cam kết mà các nhà đầu tư các nhà tổ chức đã ký với nhau, các công việc tạo ra cơ sở vật chất, tạo ra lợi nhuận, công ăn việc làm… thì ít được các nhà tổ chức chú ý thông tin phản hồi. Thực ra, truyền thông sau diễn đàn, phản ánh những hiệu quả cũng như những bất cập sau diễn đàn mới thực sự là truyền thông. Những phản hồi này là căn cứ để các nhà tổ chức, các nhà đầu tư rút kinh nghiệm để tiếp tục kêu gọi và tìm hiểu các cơ hội đầu tư mới.
Nếu như coi ngân hàng là động mạch dẫn vốn cho nền kinh tế và các cuộc xúc tiến đầu tư thì Truyền thông cũng phải được coi là huyết mạch thông tin, đem lại cơ hội tìm hiểu tiềm năng thế mạnh, tìm hiểu cơ chế chính sách và những bất cập, đem lại cơ hội thẩm định, so sánh và phản biện cho các quyết định của các nhà đầu tư.
Nên chăng chúng ta đã có mô hình "3 nhà" thì bây giờ nên có thêm mô hình, tôi tạm gọi là mô hình "3 nhà + 1", tức là với sự tham gia của Nhà Báo, rộng hơn nữa là nhà Truyền thông. Vì, sứ mệnh của nhà báo là thư ký của thời đại…không chỉ phản ảnh đơn thuần mà còn phân tích, gợi mở và định hướng dư luận, xã hội…
Cũng cần nói ró thêm, nhà truyền thông ở đây bào gồm cả truyền thông đại chúng (từ trung ương đến địa phương, từ trong nước đến ngoài nước) cả truyền thông trực tiếp qua các sự kiện tiếp xúc, hội thảo, các tài liệu kêu gọi đầu tư, các hình thức cổ động trực quan…
Một số con số thú vị về Truyền thông và Xúc tiến đầu tư Năm 2008, BIDV thực hiện 4 cuộc xúc tiến đầu tư: Quảng Nam, Tây Bắc, Cần Thơ, Hủa Phăn – Lào. Số bài, tin phản ánh về các cuộc xúc tiến đầu tư (thống kê chưa đầy đủ): 117 tin, bài. Cuộc xúc tiến đầu tư có nhiều tin, bài phản ánh nhất: Tây Bắc (87) Cuộc xúc tiến đầu tư gian khổ nhất nhưng thu hút sự chú ý của giới truyền thông nhất: Hủa Phăn (Lào) với sự tham gia của các cơ quan báo chí Lào và Việt nam. |
(Theo dddn)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com