Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mong manh của khả năng kiềm chế lạm phát là 7%.

Đó là dự đoán của ông Cao Sỹ Kiêm - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc Gia, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về khẳ năng ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát của nước ta trong năm 2011

Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện.


Để kiềm chế lạm phát, chính sách tiền tệ sẽ chặt chẽ hơn và tăng trưởng tín dụng sẽ chỉ dưới 20% như đề nghị của Thống đốc Nguyễn Văn Giàu. Ông có nhận xét gì về điều này?

- Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển nhanh như hiện nay đòi hỏi vốn cho nền kinh tế rất nhiều. Mà vốn thì khai thác bên ngoài, khai thác trong dân chỉ có mức độ thôi và khai thác của ngân hàng là rất quan trọng.

Hiện nay, các doanh nghiệp đang rất cần vốn, đặc biệt, với tình hình lãi suất đang ở mức cao, bài toán về vốn đang là bài toán khó của các doanh nghiệp. Bản thân khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế của chúng ta hiện nay cũng đang rất hạn chế.

Nếu giảm tăng trưởng tín dụng sẽ chỉ dưới 20% thì đây là mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong những năm gần đây. Năm 2009 là 38% và năm 2010 còn 27%.

Tôi cho rằng, vấn đề hiện nay là các ngân hàng cho vay vốn phải đúng chỗ, đúng đối tượng.

Thí dụ như là anh phải tính toán xem đưa vốn vào chỗ nào để có hiệu quả, tạo ra hàng hoá để cân đối lại tiền ngay...  Yêu cầu hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng thương mại phải quán triệt tinh thần này, phải phục vụ được những địa chỉ này.

Chứ còn bây giờ lại chiến lược với nhau, theo kiểu anh giúp tôi tôi giúp anh mà không rải vốn cho những nơi cần thiết mà tản mản ra cho những anh chưa cần thiết ngay, thậm chí dùng để đi mua chứng khoán, đầu cơ vàng, cho vay lại... thì có khi đồng vốn nhiều mà hiệu quả lại rất kém, thậm chí là rất nguy hiểm. Đó là nghịch lý cần giải quyết.

Cho nên, nếu chúng ta rút chi như thế, nếu đứng riêng về mặt thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát là rất quyết liệt nhưng đối với nền kinh tế thì rất gay go. Việc có thể giảm tăng trưởng tín dụng tôi có thể đồng tình nếu việc chỉ đạo phải khác chứ không thể để tồn tình trạng như vừa qua.

Chính phủ cũng đã có thông điệp chống lạm phát mạnh mẽ hơn, Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa cho biết, thời gian tới, chính sách tài chính sẽ chặt chẽ, tiết kiệm tiếp 10% khoản chi và không tăng đầu tư xây dựng cơ bản, kể cả trong điều kiện trượt giá. Quan điểm của ông như thế nào về giải pháp này?


- Tôi cho rằng biện pháp này hoàn toàn đúng. Đây cũng là “bài” chúng ta làm rất nhiều năm từ trước tới nay. Nhưng sự thật là một số năm không thành công. Ngay cả năm ngoái chúng ta cũng đã đưa ra nhưng không triệt để lắm. Vì thế, lạm phát lại tăng trong quý 4.

Khi đã lạm phát thì có hai vấn đề chúng ta phải lưu ý. Một là chính sách tiền tệ, hai là chính sách tài khóa, đặc biệt là chi ngân sách.

Chi ngân sách thì có cả hai phần gồm chi tiêu công và chi tiêu hành chính. Hai nguồn này lấy từ ngân sách làm cho bội chi của chúng ta cao. Nhất là việc chi tiêu vào những công trình dài hạn, đầu tư rồi chi tiêu cho hành chính ăn uống, đi lại lãng phí đi thì không thu hồi được. Cho nên nó gây trực tiếp cho lạm phát ngay.

Thì đấy là một biện pháp tôi cho là tích cực, nhưng mà tích cực ấy là mặt chủ trương.  Còn nếu để cho nó thành hành động cụ thể, mà người ta tin và có đóng góp thì phải điều hành triệt để. Trong tình hình hiện nay chính sách tài khóa có thể phải làm mạnh hơn.

Còn tín dụng, vốn nó đã có vấn đề rồi, bây giờ đang thắt chặt tín dụng, mà thắt chặt tín dụng thì khô cứng sản xuất lại ngay, kể cả lãi suất cũng vậy. Thắt chặt tín dụng thì chúng ta cũng phải có mức độ. Cái gì cần siết chúng ta siết, cái gì không siết được, phải tung ra.

Tuy nhiên, tháng đầu tiên của năm 2011, chi ngân sách tăng 19,3% so với cùng kỳ thưa ông?

- Đây thì mới là một tháng nó chưa phản ánh điều gì nhiều. Có thể đầu năm chi tiêu ồ lên  để đảm bảo cho công trình, về sau có thể giảm bớt. Nhưng rõ ràng phải cẩn thận là nếu chi ngân sách bùng lên cao quá so với khả năng thanh toán và sức chịu đựng của nền kinh tế sẽ đẩy lạm phát lên.

 - Theo ông, năm 2011 chúng ta có giữ được lam phát ở 7% như mục tiêu?


- Lạm phát 2011 là rất khó dự đoán trước. Bởi nó có nhiều yếu tố tác động kể cả về giá cả, vật tư, độ trượt của lạm phát cao của cuối năm 2010 chuyển sang… Quan trọng hơn, thế giới hiện nay lương thực thực phẩm đang rất nguy nan hay là gọi là khủng hoảng về năng lượng lương thực thực phẩm.

Giá cả của lương thực cũng đang có yếu tố tăng kể cả trong nước và ngoài nước, đặc biệt là ngoài nước. Trong rổ giá cả của ta là lương thực thực phẩn chiếm 41-45 %. Nếu giá lương thực thực phẩm mà thấp thì lạm phát sẽ giảm ngay.

Bên cạnh đó, chúng ta lại còn có vấn đề cơ bản khác như là bội chi ngân sách, nhập siêu cao, hiệu quả kinh tế rất thấp, chỉ số ICOR cao... Tất cả những yếu tố đó đang tác động rất mạnh và khả năng kiềm chế lạm phát 7 % là rất mong manh.

Nếu chúng ta không kìm được lạm phát ở 7% nhưng bù lại, phấn đấu tăng trưởng trên 7% GDP?


- Cũng không cải thiện được chất lượng cuộc sống bao nhiêu …vì nếu mà 7% tăng trưởng, 7 % lạm phát thì đồng tiền giá trị như nhau, sự phát triển, sự cải thiện đời sống không có được nhiều thì chất lượng cuộc sống, chất lượng xã hội sẽ kém.

Cho nên buộc chúng ta phải cố gắng phấn đấu lạm phát thấp hơn tăng trưởng, ít nhất là bằng thì chúng ta mới có điều kiện phát triển, điều kiện cải thiện cuộc sống. Đó là một chỉ tiêu mà buộc chúng ta phải xử lý được.

Xin cảm ơn ông!

(tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Bão tỷ giá có ảnh hưởng thế nào đến giá bất động sản?
  • Điều kiện vay tiêu dùng quá khắt khe
  • Mua đủ ngoại tệ: Ngân hàng nói có, Petrolimex bảo khó
  • Lãi suất đón “gió ngược”
  • Chủ đầu tư “ớn” bất động sản cao cấp
  • Thanh tra quản lý và sử dụng đất đai: Nhiều tỉnh đang… run?
  • Đại diện IMF: Quan trọng là niềm tin của dân
  • Khi lạm phát gần gấp đôi tăng trưởng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!