Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2010: Hoạt động M&A sôi động trên toàn cầu

Hồi tháng 10 năm nay, tờ Deccan Herald (Ấn Độ) đưa tin trong 9 tháng đầu năm 2010, hoạt động M&A (mua lại và sáp nhập) toàn cầu đã diễn ra hết sức sôi động, đạt tổng giá trị 2,03 nghìn tỉ USD.

Trong đó các thị trường mới nổi chiếm 653,2 tỉ USD, chiếm 32% tổng giá trị M&A toàn cầu và là lần đầu tiên vượt qua hoạt động M&A tại các quốc gia phát triển tại châu Âu.

Trong đó, hoạt động M&A xuyên quốc gia đạt giá trị 764,5 tỉ USD với tổng số 7.352 thương vụ, tăng 67% so với cùng kỳ năm 2009.

Theo tin mới nhất từ Reuters, tổng giá trị của các thương vụ M&A năm 2010 tính tới nay đã vượt qua con số 2,2 nghìn tỉ USD, và là năm tăng đầu tiên kể từ 2007 tới nay.

Đối với các chuyên gia, đây được coi là một dấu hiệu hết sức đáng mừng, dấu hiệu mở đầu cho một chu kỳ những năm M&A mới, mà trong đó giá trị của những thỏa thuận kinh doanh ngày càng được nâng cao.

Theo số liệu thống kê của Thomson Reuters, hoạt động M&A toàn cầu năm nay đã tăng khoảng 5 lần, đạt tổng giá trị khoảng 2,25 nghìn tỉ USD. Trong đó, các thương vụ M&A tại các thị trường mới nổi chiếm tới 17%, ngành năng lượng là khu vực tiêu điểm của hoạt động M&A năm 2010.

Tốc độ tăng của M&A tại các quốc gia phát triển có phần chậm chạp hơn.

Tổng giá trị M&A toàn cầu tăng 19%, trong khi M&A tại Mỹ tăng 11%, và M&A tại châu Âu chỉ tăng 5%.

Theo Colin Banfield, người đứng đầu bộ phận M&A của Citigroup tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhận định chính lợi thế về tỷ giá tiền tệ đã giúp hoạt động M&A tại khu vực này trở nên sôi động hơn cả.

Các thương vụ M&A tại các thị trường đang phát triển chủ yếu tập trung vào lĩnh vực viễn thông hoặc công nghệ.

Năng lượng là lĩnh vực diễn ra M&A sôi nổi nhất, với tổng giá trị các thương vụ tăng gần 40% và đạt 482 tỉ USD. Tiếp theo đó là lĩnh vực tài chính và vật liệu cơ bản.

Nhìn vào lĩnh vực M&A chủ yếu tại sân chơi châu Á, có thể thấy các quốc gia khu vực này (dẫn đầu là Trung Quốc) dường như đang tập trung tích trữ nguồn tài nguyên, một sự chuẩn bị cho sự phát triển mạnh mẽ của mình trong những năm tới, theo Jeremy Wilson, chuyên gia phân tích của JPMorgan Chase.

Tại khu vực châu Âu, M&A chậm phát triển một phần do gặp trở ngại từ khủng hoảng nợ công lan rộng trong các quốc gia sử dụng đồng euro. Hoạt động M&A 2010 tại khu vực này tính tới nay đạt 589 tỉ USD.

Triển vọng M&A 2011


Theo dự đoán của giới chuyên gia, các thỏa thuận thương mại dưới hình thức mua lại và sáp nhập sẽ còn sôi động hơn trong năm 2011.

Theo kết quả khảo sát do Công ty Thomson Reuters kết hợp với Freeman tiến hành cho thấy, các nhà phân tích tỏ ra rất lạc quan khi dự báo tổng giá trị các thương vụ M&A năm 2011 sẽ đạt khoảng 3 nghìn tỉ USD.

Scott Matlock, trưởng bộ phận M&A quốc tế của Ngân hàng Morgan Stanley cho biết, ông “cảm thấy hoạt động này sẽ còn phát triển mạnh nữa trong năm tới với nhiều thương vụ xuyên quốc gia hơn”. Đồng thời, ông cũng nhận định châu Á sẽ là khu vực diễn ra M&A sôi nổi nhất.

Hồi đầu năm nay, các chuyên gia phân tích của Citigroup cũng đã nhận định thế giới đã ở giai đoạn đầu của một chu kỳ M&A mới.

Trong các chu kỳ trước, đỉnh điểm của hoạt động M&A đạt được vào các năm 2000 và 2007.

Theo nhận định này thì thị trường sẽ còn sôi động với các hoạt động M&A trong vài năm tới.

Trong năm 2007, hoạt động M&A toàn cầu đã ghi nhận giá trị giao dịch kỷ lục, đạt 3,4 nghìn tỉ USD.

Mặc dù diễn ra rất sôi động, nhưng trong năm 2010 này, thị trường vẫn ghi nhận được những mất mát từ chính hoạt động M&A.

Hai vụ đấu thầu của BHP Billiton tại Canada và Úc đều bị hủy bỏ, làm giảm mấy 100 tỉ USD từ tổng giá trị của hoạt động M&A.

Do vậy, hoạt động này năm tới sẽ vẫn rất sôi động nhưng cũng sẽ gặp nhiều thách thức.

(Thanh niên)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Cần có “đội phản ứng nhanh” với lãi suất huy động?
  • Cửa hẹp cho 'room' tín dụng
  • Doanh nghiệp tiếp cận tín dụng: Cần sự tương trợ của ngân hàng!
  • Đất phía tây Hà Nội: 'Lướt sóng' và 'thổi' giá?
  • Thương mại điện tử: Kênh đầu tư thấp nhưng hiệu quả cao
  • Đăng ký đầu tư ra nước ngoài 7 tỷ USD - Tiềm ẩn nhiều rủi ro
  • Con số và sự kiện
  • Villa Park – Cơ hội đầu tư mới trên thị trường bất động sản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!