Một chuyên gia ngân hàng cảnh báo: rất có thể ngân hàng và doanh nghiệp sẽ tìm cách “đi đêm” với nhau, đàm phán để huy động và cho vay lãi suất cao hơn mức cho phép.
Khó khăn về vốn khiến ngân hàng thương mại có thể sẽ tìm cách “xoay xở” thông qua “đi đêm”
Không thay đổi lãi suất cơ bản cộng với khống chế giới hạn tăng trưởng tín dụng đang đẩy ngân hàng thương mại vào thế rất khó khăn và họ sẽ tìm cách “xoay xở” thông qua “đi đêm”. Như vậy, liệu công cụ điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước có còn phát huy tác dụng?
Kết thúc 10 tháng, mặc dù trên thị trường có hàng chục ngân hàng thương mại nhưng chỉ lác đác vài trường hợp công bố lợi nhuận.
“Không gian” chật hẹp?
Lãnh đạo LienVietBank cho biết: kết thúc 10 tháng, lợi nhuận trước thuế đạt 478 tỷ đồng trong khi kế hoạch năm là 465 tỷ đồng, dự kiến năm 2009, lợi nhuận đạt 544 tỷ đồng. Đặc biệt, trong cơ cấu lợi nhuận, khu vực tín dụng chỉ chiếm 31%, phần còn lại là thu từ hoạt động phái sinh, kinh doanh nguồn vốn và dịch vụ ngân hàng khác.
Trước đó, ABBank cũng công bố kết quả kinh doanh tháng 10/2009 đạt 46 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, trong đó thu nhập từ hoạt động dịch vụ xấp xỉ 11 tỷ đồng, đưa lũy kế chỉ số này 10 tháng đầu năm lên 327 tỷ đồng.
Một ngân hàng khác là Maritime Bank công bố lợi nhuận trước thuế 780 tỷ đồng, vượt 18% so với kế hoạch phân bổ thời kỳ trong năm.
Tuy nhiên, phân tích lợi nhuận ngân hàng của năm nay từ góc độ nguồn thu tín dụng, ông Nguyễn Mạnh, Giám đốc Ban vốn và kinh doanh vốn BIDV nhận xét: “Năm 2009 là năm khó khăn của các ngân hàng bởi không gian hoạt động quá chật hẹp”.
“Không gian” ở đây được hiểu là cơ chế lãi suất không phù hợp với cung cầu và giá vốn. Cán bộ một ngân hàng cho rằng, đầu năm nay, khi thực hiện nới lỏng tiền tệ, việc đưa lãi suất cơ bản từ 14% xuống 7% là hoàn toàn phù hợp.
Tuy nhiên, việc kéo dài lạm dụng công cụ này đã làm méo mó giá vốn, bởi thay vì giá vốn được quyết định bằng cung cầu vốn thì chúng lại được thay bằng một quyết định hành chính.
Song song, chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng vừa bị giới hạn khá ngặt nghèo vừa được phát đi một cách “phập phù”: Đầu năm chỉ tiêu này được “ước” tăng trên 20%, giữa năm nhích lên 25 - 27% và hiện tại lại “trên/dưới” 30%.
Dĩ nhiên, trong bối cảnh các chỉ số kinh tế vĩ mô chưa ổn định, khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn yếu thì sự “giật cục” trong hoạt động điều hành là khó tránh khỏi, nhất là năm 2009, Ngân hàng Nhà nước phải kế thừa “gia tài lạm phát” quá cao từ hai năm trước để lại.
Cùng đó, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục khẳng định quan điểm sẽ không lựa chọn giải pháp tăng khối lượng tiền cung ứng thông qua công cụ tái cấp vốn bởi lo ngại kích hoạt lạm phát, giá cả thị trường bị đẩy lên cao, đồng thời gây nên hiệu ứng “bong bóng” với thị trường bất động sản và chứng khoán.
Những tính toán hợp lý?
Trong cơ cấu lợi nhuận ngân hàng hiện nay chủ yếu từ 3 nguồn: tín dụng, đầu tư và các dịch vụ sản phẩm khác. Trong đó, phổ biến trên toàn hệ thống, lợi nhuận từ lãi (tín dụng) vẫn chiếm tới 80%, có ngân hàng lên tới 90%.
Tuy nhiên, giải thích lý do con số lợi nhuận cao của một số ngân hàng trong 10 tháng qua, ông Nguyễn Đức Hưởng cho rằng, chủ yếu là do các ngân hàng có nguồn thu từ mảng đầu tư và dịch vụ, còn thu từ tín dụng chiếm tỷ trọng thấp. Chẳng hạn, với LienVietBank nguồn thu chủ yếu đến từ kinh doanh nguồn trên thị trường liên ngân hàng, đầu tư phái sinh.
Trên thực tế, với cơ chế lãi suất và giới hạn tăng trưởng tín dụng như trên, trong khi nguồn vốn từ nghiệp vụ tái cấp vốn hạn chế thì lợi nhuận năm nay của những ngân hàng có nguồn thu phụ thuộc vào tín dụng rất khó đạt kế hoạch, chứ chưa nói tới tăng trưởng. Điều này xảy ra ngay cả đối với các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần có yếu tố Nhà nước.
Bởi thế, đã có ngân hàng thương mại nhà nước kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép được “nới” giới hạn tín dụng lên mức 28% thay vì 25% (do một thực tế được ngầm hiểu rằng, các ngân hàng thương mại nhà nước và có yếu tố nhà nước phải thực hiện nghĩa vụ bình ổn thị trường nên giới hạn tăng trưởng tín dụng không vượt quá 25%).
Tuy nhiên, trước khó khăn này, liệu các ngân hàng có ngồi yên để chịu lỗ và bị mất tài khoản? Một chuyên gia ngân hàng cảnh báo: rất có thể ngân hàng và doanh nghiệp sẽ tìm cách “đi đêm” với nhau, đàm phán để huy động và cho vay lãi suất cao hơn mức cho phép rồi tìm cách hợp thức hóa.
Như thế, ai dám chắc tiêu cực lách luật thu thêm phí trong mua bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng trước đây không tái diễn đối với lãi suất huy động và cho vay?
Và nếu không cẩn trọng, mục tiêu giữ nguyên lãi suất cơ bản để góp phần ngăn chặn lạm phát, hạ chi phí vốn cho doanh nghiệp cũng như mong muốn kiểm soát thị trường tiền tệ từ công cụ lãi suất sẽ khó thành công.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
Tăng trưởng dư nợ tín dụng toàn ngành ngân hàng 10 tháng là 33,29%, vượt hạn mức cả năm. Tín dụng đang bị siết lại để giảm con số trên xuống dưới 33%. Doanh nghiệp sẽ khan vốn ngay trong mùa làm ăn cuối năm.
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đang có sự tham gia của những tên tuổi mới với “bầu sữa mẹ” bất ngờ mà các công ty bảo hiểm khác khó lòng bì kịp.
Nhu cầu của doanh nghiệp rồi sẽ không chỉ gói gọn trong đô la Mỹ mà còn là đối với nhân dân tệ, euro và thậm chí là vàng. Các doanh nghiệp sẽ đối mặt với nhiều loại rủi ro tỷ giá hơn thay vì chỉ là tỷ giá đô la Mỹ/đồng Việt Nam ...
Ngân hàng Calyon Crédit Agricole CIB đánh giá Việt Nam là quốc gia tiềm năng để đẩy mạnh đầu tư phát triển, và đã thực hiện cung cấp vốn cho rất nhiều dự án lớn. Ông Sébastien Barbe, Giám đốc Chiến lược phát triển tại các thị trường mới nổi của Calyon Crédit Agricole CIB về triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai.
Hiện tại dự án luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng đang được trình xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp lần này. Trong bối cảnh hiện nay, các nhà làm luật dường như đang chủ trương xây dựng một bộ luật chặt chẽ, thận trọng về quản lý đối với các giao dịch tài chính...
Giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã qua, kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi tốt Để nâng cao sức mạnh và năng lực cạnh tranh, hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam cần phải tận dụng cơ hội hiện nay để tái cơ cấu.
Thành phố New York, Mỹ đã trụ được qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong bảy thập niên vừa qua để giữ vững vị trí trung tâm tài chính đứng đầu thế giới, theo sau là Singapore.
Đó là một trong những kết quả của cuộc khảo sát do Công ty nghiên cứu thị trường Cimigo thực hiện từ quý 3-2008 bằng cách phỏng vấn 5.000 người tuổi từ 18 đến 54 có sử dụng các dịch vụ ngân hàng tại Hà Nội và TPHCM.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Bài viết cố gắng đưa một một vài gợi ý thận trọng cho chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chính sách kích cầu.
Dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua. Nỗi lo lạm phát gia tăng đang đè nặng lên các nền kinh tế Châu Á.
Với số nợ và mức thâm hụt thương mại quá lớn với Trung Quốc như hiện nay, Mỹ đã gia tăng áp lực bằng mọi cách buộc Trung quốc phải "thả lỏng" đồng nhân dân tệ. Ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không. Khả năng xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ mới là rất lớn, theo giới phân tích đây có thể là một phần của âm mưu toàn cầu nhằm thiết lập trật tự thế giới mới.
72% doanh nghiệp tư nhân VN căng thẳng vì vốn. Theo Standard Chartered đồng Việt Nam sẽ giảm giá hơn nữa trong thời gian tới và lạm phát của VN năm nay sẽ ở mức 8,9%. Cơ chế lãi suất trần không còn phù hợp với thực tế. Ngân hàng Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế cũ bằng một cơ chế mới, nếu không sẽ gây ra sự đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế cũng như làm cho sự lưu thông tiền tệ có những tắc nghẽn và biến tướng khó kiểm soát.
Trong một thời gian ngắn, nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có thêm một đợt thứ ba trong năm nay, nhưng chưa biết khi nào - có thể vào quý III năm 2010? Liệu có xuất hiện tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ ?
Năm 2009 là năm không yên ả đối với thị trường tài chính Việt Nam khi các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường vốn đều biến động phức tạp và liệu thực tế này có tái hiện trong năm nay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn và thu thêm phí đối với các khoản vay ngắn hạn đang gây phản ứng trái nhiều từ các góc nhìn quan sát. Lãi suất thoả thuận đối với các khoản cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp có nơi lên đến 18%/năm. Nhiều ý kiến cho rằng, mức này đã đến giới hạn chịu đựng của doanh nghiệp.
Việt Nam đã vượt qua đáy suy thoái kinh tế nhưng thị trường tiền tệ vẫn chưa bền vững, rủi ro cao. Chính phủ nên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, không nên chạy theo giải pháp phá giá tiền đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường nhà đất năm 2010 sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và thách thức trước sự đổ bộ nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư cần có góc nhìn thực tế hơn và họ sẽ phải đau đầu đối diện với thách thức chọn sản phẩm nào và bán cho ai.
Do nhu cầu nhà đất còn rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường bất động sản hằng năm lợi nhuận có thể đạt từ 25%-30%, nếu gặp đột biến có thể lên đến 150%.