Ngân hàng Calyon Crédit Agricole CIB đánh giá Việt Nam là quốc gia tiềm năng để đẩy mạnh đầu tư phát triển, và đã thực hiện cung cấp vốn cho rất nhiều dự án lớn. Ông Sébastien Barbe, Giám đốc Chiến lược phát triển tại các thị trường mới nổi của Calyon Crédit Agricole CIB về triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai.
Thưa ông, tình hình kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi ra suy thoái kinh tế toàn cầu hay chưa?
Tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay phát triển khá tốt. Chính phủ đã có những chính sách phát triển kinh tế khá phù hợp. Các gói kích cầu đã thúc đẩy kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Khu vực xây dựng phát triển cơ hạ tầng đã mở rộng giúp hạn chế được tình trạng thất nghiệp và các nguy cơ xấu khác. Hệ thống tín dụng ngân hàng đã phát triển rất tốt khi mà lãi suất và lạm phát liên tục giảm trong thời gian qua.
Theo tính toán của tôi, nguồn dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ đảm bảo đủ cho ổn định kinh tế. Với tỷ lệ nhập khẩu hàng hóa như hiện nay thì vẫn chưa tạo ra mối lo lớn. Trong giai đoạn cuối năm 2009, vẫn có nhiều nguồn ngoại tệ sẽ vào Việt Nam và việc quản lý tốt tình hình nhập khẩu như Chính phủ đã thực hiện trong các năm qua sẽ không tạo nên sự mất thanh khoản trong thanh toán quốc tế.
Những rủi ro nào mà kinh tế Việt Nam gặp phải trong tương lai?
Việt Nam có 2 rủi ro lớn là lạm phát và mất cân đối cán cân thanh toán. Rủi ro chủ yếu của kinh tế Việt Nam là sự gia tăng thâm hụt khả năng thanh toán. Các gói kích thích kinh tế đã làm gia tăng thêm nguy cơ này.
Chúng tôi vừa điều chỉnh mức độ về thâm hụt thanh toán của Việt Nam từ 7% GDP lên thành 8% đến 10% GDP. Yếu tố tác động mạnh đến cuộc suy thoái kinh tế ở Việt Nam năm 2008 chủ yếu là do sự thâm hụt quá mức về khả năng thanh toán. Nguồn dự trữ ngoại hối đã giảm khá nhiều trong những tháng vừa qua. Nguy cơ thâm hụt cán cân vãng lai lớn trong giai đoạn năm 2009 và 2010 sẽ tạo sức ép lên tính thanh khoản đối với các giao dịch quốc tế
Ông có cho rằng, chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam phù hợp trong giai đoạn hiện nay?
Đẩy mạnh xuất khẩu là chiến lược hoàn toàn đúng đắn để thu hút ngoại tệ nhằm gia tăng nguồn dự trữ ngoại hối. Nhưng không có một chiến lược nào đều là hoàn mỹ cả. Để đẩy mạnh xuất khẩu thì đồng tiền nội địa phải “mềm” (mất giá theo thời gian). Việt Nam luôn phải chịu áp lực lớn về lạm phát do mức cầu tiêu dùng cá nhân quá cao, giá cả hàng hóa luôn biến động và đồng tiền luôn mất giá để khuyến khích xuất khẩu.
Việc tập trung quá mức vào xuất khẩu sẽ gây ra nhiều khó khăn khác. Trung Quốc cũng là một nước định hướng xuất khẩu, nhưng họ cũng đồng thời tập trung phát triển thị trường nội địa nên đã giúp họ luôn ổn định và vượt qua khủng hoảng nhanh chóng. Tỷ lệ đóng góp vào GDP từ thị trường nội địa của Trung Quốc từ 20% vào năm 2001 đã lên đến 41% vào năm 2009.
Khi thực hiện các gói kích cầu nhằm thoát khỏi khủng hoảng, Trung Quốc đã tăng trưởng tính dụng từ 30%/năm trong các năm qua lên đến 70% trong năm nay. Ngoài ra, Trung Quốc đã rất linh hoạt trong việc mua ngoại tệ với giá rẻ nhằm tăng nguồn dự trữ ngoại hối. Thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều rủi ro trong việc đẩy mạnh tăng trưởng tính dụng, đặc biệt là đối với những dự án có quy mô lớn.
Ngoài ra, mức cầu tiêu dùng của 2 thị trường lớn của Việt Nam là EU và Mỹ đã giám đáng kể, khi mà tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa của các nước châu Á vào các nước nói trên giảm khoảng 30% và tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm của người dân đã tăng từ 2% lên 4% GDP, cho nên việc xuất khẩu hàng hóa sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
(Đầu Tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com