Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công ty bảo hiểm của ngành :Tính sao với quản trị rủi ro?

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đang có sự tham gia của những tên tuổi mới với “bầu sữa mẹ” bất ngờ mà các công ty bảo hiểm khác khó lòng bì kịp.

Năm nay sẽ là năm đáng nhớ đối với công ty bảo hiểm Bảo Minh, khi lần lượt mất hai mảng bảo hiểm hàng không Việt Nam và than khoáng sản. Tháng 3.2007, ông Trần Vĩnh Đức, tổng giám đốc công ty bảo hiểm Bảo Minh (BMI) còn làm lễ ký kết là nhà bảo hiểm gốc đứng đầu cho Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) với tổng giá trị bảo hiểm trên bốn tỉ USD. Năm 2008, Bảo Minh nhận bảo hiểm toàn bộ chín triệu lượt hành khách và đội bay của Vietnam Airlines.

Công ty CP bảo hiểm Dầu khí có thể ôm trọn các hợp đồng bảo hiểm trong ngành. Trong ảnh: lắp đặt tại nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ảnh: T.L

Người một nhà về với nhau

Theo phân tích của công ty chứng khoán SSI, BMI đang mất thị phần cho đối thủ, khi mảng hàng không đã về với “người nhà” là công ty bảo hiểm phi nhân thọ Hàng không, đơn vị do chính Vietnam Airlines cùng bốn cổ đông khác lập ra vào năm ngoái.

Mảng bảo hiểm các công ty than ở Quảng Ninh lọt vào tay công ty bảo hiểm phi nhân thọ SHB – Vinacomin (SVIC), do ngân hàng SHB cùng tập đoàn Than khoáng sản (TKV) và vài cổ đông khác thành lập. Việc khai thác bán bảo hiểm cho hơn 40 doanh nghiệp thuộc TKV đã mang lại doanh thu lớn.

Nhờ vào các tổng công ty tham gia góp vốn, các công ty bảo hiểm có “bầu sữa” mẹ này đã khai thác lợi thế ngành mạnh mẽ. Theo phân tích của công ty chứng khoán Bản Việt, trong nửa đầu năm 2009, công ty cổ phần bảo hiểm Dầu khí (PVI) có tốc độ tăng trưởng doanh thu từ phí nhanh nhất trong nhóm năm công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu tại Việt Nam. Nguyên nhân chính sự tăng trưởng này là sự phát triển mạnh của loại hình bảo hiểm dầu khí (94,04%) vốn là thế mạnh tuyệt đối với 95% thị phần.

Cũng như vậy, công ty bảo hiểm phi nhân thọ Quân đội (MIC) cho biết đã bảo hiểm các công trình trọng điểm có giá trị hàng ngàn tỉ đồng như đường Đông Trường Sơn, đường tuần tra biên giới, các dự án thuỷ điện, cầu đường… hoặc sản phẩm bảo hiểm tai nạn quân dân trong lĩnh vực quốc phòng.

Vẽ lại bức tranh thị phần

Theo thống kê của hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (AVI), sáu tháng đầu năm trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, bốn tên tuổi Bảo Việt, Bảo Minh, PVI và PJICo chiếm thị phần hơn 72%, 27 doanh nghiệp khác chia nhau phần còn lại.

Trong đó, dù mới xuất hiện, SVIC và bảo hiểm Hàng không đã có thị phần lần lượt là 1% và 1,99%, miếng bánh mà đến nay nhiều công ty bảo hiểm mất nhiều năm mới có được.

Chứng khoán Bản Việt cho rằng, thị phần giữa các công ty đứng đầu đang thu hẹp và thay đổi. Trong nửa đầu năm 2009, so cùng kỳ tốc độ tăng trưởng doanh thu phí Bảo Việt tăng 0,54%, BMI giảm 8,81%, PJICO tăng 6,24% thì PVI tăng 35,25%.

Thị phần giữa PVI và Bảo Việt đang gần nhau hơn, cũng như PVI đã vượt qua Bảo Minh để đứng thứ hai trên thị trường. Theo AVI, nửa đầu năm 2009, PVI chiếm 23,6% thị phần trong khi Bảo Việt chiếm 26% (giảm 4,5% so với năm 2008), Bảo Minh từ 17,3% năm 2008 còn 14,1% sáu tháng đầu năm.

Các công ty có lợi thế ngành sẽ tận dụng thế mạnh để phát triển thị trường. Ông Lê Như Trường, giám đốc phía Nam của SVIC, cho biết đến nay thị trường chưa có sản phẩm bảo hiểm tai nạn hầm lò; với lợi thế hiểu ngành, SVIC đang mời các chuyên gia nước ngoài thiết kế các sản phẩm bảo hiểm tai nạn hầm lò và các sản phẩm đặc thù cho ngành than, khoáng sản.

Theo công ty chứng khoán HSC, danh mục sản phẩm của PVI tập trung rủi ro hơn các công ty bảo hiểm khác. Tuy nhiên, PVI vẫn xem việc dựa vào PetroVietnam (hiện chiếm 30% phí) như một lợi thế cạnh tranh để tăng trưởng trong tương lai.

Giám đốc công ty bảo hiểm cho rằng, không có sự ép mua, hay độc quyền trong việc bán bảo hiểm đối với công ty ngành. “Nếu chào phí không cạnh tranh, những công ty trong ngành sẽ mua bảo hiểm ở nơi khác”, ông nói. Tuy vậy, việc buôn bán giữa các đứa con trong những gia đình này, đặc biệt trong ngành bảo hiểm, có đảm bảo tính minh bạch hay không, vẫn là một câu hỏi còn bị bỏ ngỏ. Các chuyên gia kinh tế cũng cảnh báo về khả năng quản trị rủi ro từ việc công ty mua bảo hiểm từ một công ty thành viên. Xét cho cùng, rủi ro khi có tổn thất xảy ra vẫn nằm trong hệ thống và có thể còn bị khuếch đại lên.


(Theo Hồng Sương/sgtt)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Chính sách tỷ giá - cần giải pháp kỹ trị
  • Việt Nam có 2 rủi ro lớn
  • Đòn bẩy tài chính: Quản lý thế nào?
  • TS. Lê Văn Hinh: Cơ hội tái cơ cấu các ngân hàng thương mại
  • New York vẫn là trung tâm tài chính tốt nhất thế giới
  • Khách Việt Nam thích ngân hàng có lãi suất cao
  • Câu chuyện đồng đô la và chính sách ngoại hối
  • Thị trường trái phiếu Doanh nghiệp : Thiếu công cụ phát triển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!