Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vì sao chưa có công ty môi giới tiền tệ?

Tròn 5 năm kể từ khi Ngân hàng Nhà nước “bật đèn xanh” cho việc thành lập công ty môi giới tiền tệ, vẫn chưa có một công ty nào được thành lập.
 

Từ tháng 4/2004, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quy chế về môi giới tiền tệ, chính thức công nhận và đưa vào khuôn khổ hoạt động này trên thị trường tiền tệ - Ảnh: Việt Tuấn (Vneconomy)

Có môi giới, lợi đủ đường


Theo Quyết định số 351/2004/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, môi giới tiền tệ được xác định “là hoạt động cung ứng dịch vụ của các tổ chức tín dụng để dàn xếp, tạo điều kiện cho các giao dịch, bao gồm các giao dịch vay, cho vay, nhận tiền gửi, gửi tiền; mua, bán giấy tờ có giá; mua, bán ngoại tệ và các giao dịch khác giữa các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính nước ngoài, có thu phí môi giới”.


Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hoàng Nga, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán (Uỷ ban Chứng khoán), về bản chất, công ty môi giới tiền tệ đóng vai trò nhà trung gian trên thị trường tiền tệ.


Công ty này sẽ là đầu mối thông tin, cung cấp giá cả, tổng hợp và thông báo cho khách hàng các mức giá chào mua, bán (đối với thị trường ngoại hối) và vay, cho vay (đối với thị trường tiền tệ) cạnh tranh nhất.


Bà Nga cho biết, các ngân hàng sẽ là đối tượng hưởng lợi đầu tiên và trực tiếp, bởi thông qua công ty môi giới tiền tệ, các ngân hàng có thể tham gia giao dịch một cách nhanh nhất. Chỉ cần qua một đầu mối là công ty này, ngân hàng sẽ nắm được toàn bộ thông tin về tình hình cung, cầu vốn trên thị trường.


Bên cạnh đó, tính chuyên nghiệp trong hoạt động của thị trường tiền tệ cũng sẽ được nâng lên một cách đáng kể với phương thức giao dịch tập trung qua các công ty môi giới tiền tệ.


Từ tháng 4/2004, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế về môi giới tiền tệ, chính thức công nhận và đưa vào khuôn khổ hoạt động này trên thị trường tiền tệ. Tại thời điểm đó, có nhiều ý kiến cho rằng, quy chế này sẽ mở đường cho việc thành lập các công ty môi giới tiền tệ.


Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng xem đó như một kênh tiếp cận vốn với chi phí thấp ngoài kênh ngân hàng. Nhưng đã tròn 5 năm trôi qua, chưa có một giấy phép nào được cấp, tại sao?


Điều kiện thị trường chưa đủ?


Để được cấp giấy phép hoạt động môi giới tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước quy định các tổ chức tín dụng phải đáp ứng các điều kiện cơ bản như có bộ phận hoặc công ty trực thuộc, thực hiện môi giới thuộc tổ chức tín dụng; người quản trị, điều hành của bộ phận hoặc công ty trực thuộc thực hiện môi giới có trình độ chuyên môn về kinh tế, tài chính, ngân hàng phù hợp với hoạt động môi giới; có kiến thức và kinh nghiệm về kiểm soát rủi ro; có phương án thực hiện môi giới khả thi; có hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước...


Tuy nhiên, theo một chuyên gia trong ngành ngân hàng, việc thành lập một công ty kiểu này không quá khó: vốn không cần quá nhiều vì công ty môi giới hoạt động chủ yếu mang tính dịch vụ; yếu tố công nghệ cũng không phải là trở ngại vì công nghệ này khá phổ biến tại các thị trường tài chính phát triển trên thế giới và việc chuyển giao công nghệ không quá khó.


“Quan trọng nhất là phải tập hợp được một đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm, uy tín và chuyên môn trong các loại hình đầu tư. Yêu cầu của hoạt động môi giới là phân tích chính xác khả năng của các nguồn vốn và năng lực của các đối tượng cần vốn; phải nắm được thông tin về cung - cầu trên thị trường vốn để xây dựng công ty thành một đầu mối thông tin tin cậy” - chuyên gia này cho biết.


Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hoàng Nga cho rằng, mặc dù sự thành lập của các công ty môi giới tiền tệ là tất yếu nhưng do điều kiện thị trường tiền tệ Việt Nam chưa phát triển nên vẫn chưa có sự xuất hiện của công ty này.


Theo bà Nga, các định chế tài chính chưa thật sự chú trọng đến hoạt động môi giới trên thị trường tiền tệ và thị trường liên ngân hàng vẫn còn “trồi sụt”, chưa giải quyết triệt để vốn khả dụng cho các ngân hàng thương mại là hai lý do chính cho việc thiếu vắng công ty môi giới tiền tệ.


Đồng tình với quan điểm này, ông Trương Đình Song, Trưởng Ban nghiệp vụ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhận xét: “Hoạt động môi giới tiền tệ được thực hiện chủ yếu cho các thị trường tiền tệ, đã phát triển và tuân theo các quy luật của thị trường trong khi thị trường Việt Nam mới đang ở bước sơ khai”.


Ông Song cũng cho rằng, việc thành lập công ty môi giới tiền tệ phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường tiền tệ và khi thị trường phát triển đến một “ngưỡng” nào đó thì sự xuất hiện của các công ty này sẽ là điều tất yếu.

Theo Tuấn Linh // Vneconom //tienphong online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • FED có thể là một siêu tổ chức giám sát tài chính
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Vốn FDI đi về đâu?
  • Bù lãi suất - chính sách sáng tạo của Việt Nam
  • Bàn thêm về kết hối ngoại tệ
  • Tín dụng xuất khẩu hai chiều: Ngân hàng “nội” lép vế
  • Ngân hàng khan hiếm USD?
  • Hệ luỵ từ chiến dịch “rải thảm” tiền tệ
  • Tổ chức tín dụng nên được đối xử như doanh nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!