Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

FED có thể là một siêu tổ chức giám sát tài chính

Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ trở thành một siêu tổ chức giám sát tài chính đối với những tập đoàn tài chính khổng lồ "quá lớn để sụp đổ" có tác động tới tổ chức tài chính khác. Kế hoạch đang được Nhà Trắng đề cập nghiêm túc trước khi đề nghị lên Quốc hội Mỹ.
 

Bộ trưởng Tài chính Geithner, giữa, Trưởng ban Quản lý Tiền tệ John Dugan, trái, và Chủ tịch FED Bernanke chụp ảnh chung trước cuộc họp kín. Ảnh: AP

Sau cuột họp kín giữa đội ngũ cố vấn kinh tế của Tổng thống Barack Obama cùng với lãnh đạo các ngân hàng khổng lồ, các quỹ đầu tư đại chúng và các tập đoàn tài chính lớn khác, chính quyền Obama thông báo với các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính rằng với tình hình khủng hoảng tài chính hiện tại, khuynh hướng là cần một tổ chức giám sát chặt chẽ toàn bộ hệ thống rủi ro tài chính nước Mỹ.

Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner cùng với quan chức chính quyền Obama khác đã nói rõ rằng họ không có khuynh hướng chia rẽ công việc bên cạnh hàng loạt các cơ quan điều chỉnh đang được giám sát bởi một số cơ quan điều chỉnh liên bang.

Tốc độ hồi phục kinh tế sẽ chậm!

ông Geithner cho rằng sự phục hồi kinh tế Mỹ sẽ cần một khoảng thời gian dài có thể là vài năm.  "Chúng tôi đang thiết lập nền tảng ổn định hơn, cân bằng hơn và sự hồi phục khỏe khoắn hơn cho nền kinh tế, ông Geithner nói và chính quyền Obama “sẽ làm mọi thứ” để đẩy nhanh tiến trình hồi phục.

Song ông Geithner khẳng định trong cuộc họp rằng cần thiết ra đời một tổ chức để phụ trách giám sát rủi ro toàn hệ thống. Tuy nhiên, ông khẳng định thêm rằng "Ủy ban vẫn chưa đưa ra quyết định nào".

Các quan chức đến từ Bộ Tài chính và Hội đồng Kinh tế Quốc gia đã hé mở khả năng FED đang được xem xét như là ứng viên thích hợp cho công việc này, một số quan chức tham dự cuộc họp tiết lộ .

FED chưa biết sẽ được giữ vai trò này hay không, dù Chủ tịch Ben Bernanke khẳng định rằng FED sẽ phải có liên quan đến bất cứ nỗ lực nào để nhận biết và giải quyết rủi ro toàn hệ thống.

(Theo Tuấn Đức // Tienphong Online// AP)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Vốn FDI đi về đâu?
  • Bù lãi suất - chính sách sáng tạo của Việt Nam
  • Bàn thêm về kết hối ngoại tệ
  • Tín dụng xuất khẩu hai chiều: Ngân hàng “nội” lép vế
  • Ngân hàng khan hiếm USD?
  • Hệ luỵ từ chiến dịch “rải thảm” tiền tệ
  • Tổ chức tín dụng nên được đối xử như doanh nghiệp
  • Phát triển thị trường tài chính TPHCM - Để tái tạo hình ảnh “Hòn ngọc Viễn Đông”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!