Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngân hàng "sợ niêm yết"

Vào thời điểm này, các ngân hàng (NH) đều khá thận trọng với những kế hoạch tăng vốn điều lệ và niêm yết cổ phiếu, ngoại trừ NH Quân đội (MB).

Nếu tham dự đại hội cổ đông (ĐHCĐ) của các NH thì người ta dễ nhận thấy phần lớn các NH có kế hoạch niêm yết đã được thông qua ĐHCĐ, nhưng họ thận trọng theo dõi diễn biến thị trường, chờ thời điểm thích hợp mới quyết định lên sàn.

Chẳng hạn, trong ĐHCĐ của NH Đông Á, một lần nữa phương án niêm yết cổ phiếu được thông qua và dự kiến đưa cổ phiếu lên sàn vào cuối năm 2011 sau khi tăng vốn điều lệ từ 4.500 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng.

Tuy vậy, ban quản trị của NH Đông Á vẫn nhấn mạnh rằng, kế hoạch là thế nhưng việc niêm yết vẫn phụ thuộc vào sự chuyển biến của thị trường và sẽ lên sàn vào thời điểm thích hợp nhất.

Tương tự, NH Techcombank cũng đã thông qua kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn từ năm 2009 nhưng do diễn biến thị trường chưa phù hợp nên đến nay vẫn chưa công bố thời điểm chính thức niêm yết.

Bên cạnh đó, hàng loạt các NH có kế hoạch niêm yết đã được thông qua như NH Sài Gòn (SCB), NH Nam Việt (Navibank), NH Liên Việt (LienViet Bank)... đến nay vẫn “im hơi lặng tiếng”.

Khi được hỏi về kế hoạch niêm yết cổ phiếu, đại diện của NH An Bình cho biết, dù đã có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE nhưng do thị trường ảm đạm nên việc này vẫn chưa được thực thi.

Theo vị này, việc niêm yết cổ phiếu không nhất thiết là tăng vốn mà nó sẽ giúp cho cổ phiếu của NH có nhiều thanh khoản, tăng thương hiệu, tính cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, NH cần chọn những thời điểm thích hợp nhất để lên sàn tránh làm loãng cổ phiếu cũng như làm giảm giá trị thực tế của cổ phiếu.

Các ngân hàng kỳ vọng, cuối năm nay sẽ là thời điểm thích hợp để đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, cổ phiếu ngân hàng chưa thể sớm hồi phục, thậm chí, giá cổ phiếu còn có thể giảm trước làn sóng các ngân hàng ồ ạt phát hành.

Tính đến ngày 28/4, duy chỉ có MB đã chính thức công bố thông qua việc niêm yết trên sàn HNX. Ngày 27/4, MB đã nhận được văn bản chấp thuận niêm yết của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE).

Theo ông Lê Văn Bé, Phó chủ tịch HĐQT MB, nhanh nhất là 45 ngày và chậm nhất là 75 ngày nữa cổ phiếu của MB sẽ niêm yết trên HOSE. Nói như ông Lê Công, Tổng giám đốc MB, ban lãnh đạo MB quyết tâm với việc sớm niêm yết cổ phiếu MB, nếu nhanh chóng thì chỉ trong quý II có thể thực hiện.

Dẫu đã có quyết tâm, nhưng trên thực tế, MB cũng gặp phải nhiều ý kiến từ các cổ đông trong việc niêm yết cổ phiếu lên sàn vào thời điểm này do tình hình thị trường chưa khả quan. Thực vậy, tại đại hội, HĐQT xin ý kiến cổ đông tăng vốn điều lệ từ 7.300 tỷ đồng lên 10.000 tỷ đồng trong năm 2011 với phương án phát hành cho cổ đông hiện hữu và cổ đông chiến lược.

Tuy nhiên, vấn đề này đã nhận được sự phản ứng từ phía cổ đông, đặc biệt là của cổ đông lớn là NH Hàng hải (MSB). Với họ, việc tăng vốn không quan trọng bằng việc lên phương án sử dụng vốn và sử dụng vốn như thế nào cho hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng có nhiều cổ đông quan tâm đến giá cổ phiếu phát hành cho cổ đông sẽ ở mức là bao nhiêu...

Trước những ý kiến đó, ông Trương Quang Khánh, Chủ tịch HĐQT MB đã khẳng định, vấn đề giá bán cho cổ đông chiến lược sẽ được cân nhắc, thực hiện sau khi niêm yết cổ phiếu MB trên sàn.

Tức là từ mức giá giao dịch trên sàn, ban lãnh đạo NH sẽ cân nhắc tỷ lệ thích hợp chiết khấu để có giá bán cho cổ đông chiến lược đảm bảo lợi ích của NH và các cổ đông.

Còn trong vấn đề nâng cao năng lực tài chính, phục vụ cho đầu tư và tăng trưởng thì ông Lê Công, Tổng giám đốc MB, cho biết, đến hết quý I/2011, MB đã đạt kế hoạch từ 25% đến 28% các chỉ tiêu kinh doanh, tỷ lệ cho vay phi sản xuất tính đến ngày 31/3/2011 của MB khoảng 17% trong đó dư nợ bất động sản là 6%, dư nợ cho vay tiêu dùng là 9%, còn lại là cho vay chứng khoán khỏang 2%.

Theo đại diện của MB, NH sẽ tạm ứng cổ tức trước khi tăng vốn để cổ đông có tiền nộp cho đợt phát hành, vì theo một số cổ đông, NH tăng vốn nhanh, nhiều người không có điều kiện nộp thêm tiền để mua thêm cổ phần. Dự kiến đợt tạm ứng vào cuối tháng 6/2011.
Hiện tại, sự ảm đạm của thị trường khiến việc niêm yết cổ phiếu của các DN trở nên khó khăn hơn.

Tuy nhiên, thách thức sẽ luôn song hành cùng cơ hội, do đó bản thân các NH cũng có nhiều tham vọng cho hoạt động trong năm 2011. Nói như bà Cao Thị Thuý Nga, Phó tổng giám đốc NH MB, định hướng chung trong năm nay là đặt tốc độ tăng trưởng cho các chỉ tiêu từ 30 - 40%. Đồng thời, việc MB tăng vốn điều lệ sẽ giúp NH này đảm bảo năng lực tài chính trong quá trình phát triển.
 

(Doanh Nhân Sài Gòn)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tăng lãi suất chủ chốt: Một tên trúng hai đích?
  • Đồng EUR: Công lao không dễ xóa nhòa!
  • Trần lãi suất 14% không đủ bù lạm phát?
  • Chuyển USD sang VND: Phản ứng nhất thời của thị trường!
  • USD tăng giá nhưng người Mỹ chưa hết lo?
  • Sôi động “bán, mua” doanh nghiệp
  • Đầu tư đất kẹt: Rủi ro lớn
  • Nhà đầu tư thường hưởng lợi lớn vào những lúc TTCK đầy xáo động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!