Một công ty cổ phần vừa “phát hiện” khu đất 9 ha hiện là đất nông nghiệp nằm ở phía nam đại lộ Láng – Hòa Lạc vẫn “chưa có chủ” và xin thành phố Hà Nội được ứng vốn đầu tư…
Mảnh đất “kim cương” này trải rộng từ phía nam đường Láng – Hòa Lạc đến giáp ranh giới sông Nhuệ, xã Mễ Trì (huyện Từ Liêm) - nơi được coi là “đầu rồng”, gần hàng loạt công trình tầm cỡ: Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Khu liên hợp thể thao quốc gia, Bảo tàng Hà Nội… và nhiều khách sạn cao sao, trung tâm thương mại lớn.
Đây là khu đất được quy hoạch chức năng hỗn hợp, thuộc Công viên văn hóa - thể thao Tây Nam Hà Nội.
Đại lộ Láng - Hòa Lạc chưa xong mà suốt dọc hai bên và bốn phương tám hướng, "đất kim cương" đã được các nhà đầu tư "tận vét"...
Theo bản vẽ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu Công viên văn hóa - thể thao này cũng như quy hoạch chung huyện Từ Liêm, dải đất phía nam đại lộ Láng - Hòa Lạc đến giáp sông Nhuệ (kể trên) gồm khu vực có chức năng hỗn hợp, hồ điều hòa, cây xanh công viên và một khoảnh để xây văn phòng, cơ quan.
Tự giới thiệu năng lực và kinh nghiệm với Hà Nội, Cty CP Coninco Tư vấn & Đầu tư vừa đề nghị thành phố chấp thuận cho doanh nghiệp này tự ứng vốn đầu tư xây khu hồ điều hòa, công viên cây xanh tại dải đất trên, đồng thời lập dự án và thực hiện, vận hành khai thác luôn khu vực có chức năng hỗn hợp, cơ quan, văn phòng tại đó.
Công ty này cam kết với thành phố sẽ tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện tốt dự án, hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà đầu tư.
Trước đề xuất này, lãnh đạo Hà Nội đã giao Sở Kế hoạch & Đầu tư nghiên cứu, báo cáo Thành phố (hạn cuối là 9/6 tới).
Tuy nhiên, theo Quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, UBND TP sẽ chỉ định nhà đầu tư (không phải đấu thầu) khi nhà đầu tư đề xuất địa điểm nghiên cứu lập dự án đầu tư ngoài danh mục dự án công bố kêu gọi đầu tư mà không có nhà đầu tư nào khác tham gia đầu tư, sau thời hạn 15 ngày kể từ khi cơ quan có thẩm quyền công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng Hà Nội.
Nếu nhà đầu tư đăng ký tham gia đầu tư dự án trong danh mục dự án công bố kêu gọi đầu tư và cũng không có nhà đầu tư khác đăng ký tham gia, thì sẽ được chỉ định sau thời hạn 30 ngày kể từ khi công bố danh mục trên các phương tiện thông tin của Thủ đô như: báo Kinh tế - Đô thị, Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội, Trang thông tin điện tử Sở KH&ĐT.
Hà Nội sẽ phải đấu thầu rộng rãi trong trường hợp có từ 2 nhà đầu tư cùng quan tâm, đăng ký tham gia đầu tư sau khi thành phố công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư.
Vừa qua, sau khi đăng tin kêu gọi, nhiều dự án có địa điểm tại ngoại vi Hà Nội, không “ngon” bằng 9 ha đất kim cương trong khu công viên ven đại lộ hiện đại nhất Thủ đô kể trên và diện tích cũng không “hoành tráng” bằng - vẫn có khá nhiều nhà đầu tư “đâm lao” đấu thầu.
Ví dụ: dự án “Nhà máy sản xuất dược liệu, phân vi sinh” tại thôn Chu Xá, xã Kiêu Kỵ (Gia Lâm) diện tích 30.000m2, sau khi đăng tin có 2 nhà đầu tư đăng ký; dự án “Cửa hàng kinh doanh xăng dầu và dịch vụ hàng tiêu dùng” tại thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân (Sóc Sơn) diện tích 6.000m2 có 3 nhà đầu tư tham gia; dự án “Văn phòng, phòng trưng bày sản phẩm và kho” tại ô đất phía nam giáp đường Phan Trọng Tuệ (thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp, Thanh Trì) diện tích 15.000m2 cũng có 3 nhà đầu tư đấu thầu…
E rằng “cô gái đẹp” mà Coninco vừa “chấm” (kể trên) cũng sẽ không “ế” nhà đầu tư khi thành phố đăng tin kêu gọi công khai, với vị trí tọa lạc ngay giữa trung tâm Hà Nội mở rộng, trong khu công viên tương lai, ven đại lộ hiện đại Láng – Hòa Lạc sắp hoàn thành
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
Bài báo nhan đề “Fear returns” (“Nỗi sợ hãi trở lại”) đăng trên tạp chí Economist cho rằng, từ chỗ là giải pháp cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mới đây, chính sách của các chính phủ giờ đây lại trở thành nguồn gốc gây phức tạp cho tình hình kinh tế thế giới.
Tiếp nối nỗi hoảng sợ do khủng hoảng nợ của Hy Lạp, tin tức về nợ của một loạt nước trên thế giới – từ các nước phát triển đến các nước đang nổi, lan tỏa nhanh chóng, báo hiệu một triển vọng không mấy sáng sủa của kinh tế thế giới. Những cảnh báo về nguy cơ một “cuộc khủng hoảng nợ” bắt đầu rộ lên.
Mới 6 tháng đầu năm 2010, tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu (BR-VT) đã ba lần triệu tập các ban, ngành, huyện - thị để bàn bạc, thống nhất các giải pháp, nhiệm vụ cấp bách nhằm tăng cường chuyển nguồn vốn đăng ký sang vốn thực hiện đối với các dự án được cấp phép đầu tư.
Ngân hàng thương mại chính là các công ty kinh doanh tiền tệ. Ở đó, họ dùng chính sách lãi suất để thu hút tiền gửi từ trong dân và cho các nhà doanh nghiệp vay để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
“Các ngân hàng đang phóng đại những ảnh hưởng của việc giám sát khối ngân hàng đối với nền kinh tế toàn cầu trong vài năm tới”, chuyên gia kinh tế phụ trách nghiên cứu về ảnh hưởng quốc tế của sự giám sát đã bày tỏ như vậy với tờ “Financial Times”.
Nợ công của các quốc gia hiện nay đang là vấn đề bàn thảo và tranh luận của nhiều nhà kinh tế cũng như tốn khá nhiều “ giấy mực “ của giới báo chí
Khó huy động vốn nhưng không dám tăng mạnh lãi suất, nhiều ngân hàng tìm cách khuyến mãi. Chưa đầy một tháng sau khi đồng thuận loại bỏ khuyến mãi và thống nhất lãi suất huy động, nhiều ngân đã phá rào “bơm” khuyến mãi cho khách hàng.
Dù giá USD, euro giảm sâu, nhưng hầu hết mặt hàng nhập khẩu vẫn “cố thủ” giá. Thậm chí, một số mặt hàng còn nâng giá tới 10 – 20% so với trước đó.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Bài viết cố gắng đưa một một vài gợi ý thận trọng cho chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chính sách kích cầu.
Dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua. Nỗi lo lạm phát gia tăng đang đè nặng lên các nền kinh tế Châu Á.
Với số nợ và mức thâm hụt thương mại quá lớn với Trung Quốc như hiện nay, Mỹ đã gia tăng áp lực bằng mọi cách buộc Trung quốc phải "thả lỏng" đồng nhân dân tệ. Ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không. Khả năng xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ mới là rất lớn, theo giới phân tích đây có thể là một phần của âm mưu toàn cầu nhằm thiết lập trật tự thế giới mới.
72% doanh nghiệp tư nhân VN căng thẳng vì vốn. Theo Standard Chartered đồng Việt Nam sẽ giảm giá hơn nữa trong thời gian tới và lạm phát của VN năm nay sẽ ở mức 8,9%. Cơ chế lãi suất trần không còn phù hợp với thực tế. Ngân hàng Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế cũ bằng một cơ chế mới, nếu không sẽ gây ra sự đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế cũng như làm cho sự lưu thông tiền tệ có những tắc nghẽn và biến tướng khó kiểm soát.
Trong một thời gian ngắn, nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có thêm một đợt thứ ba trong năm nay, nhưng chưa biết khi nào - có thể vào quý III năm 2010? Liệu có xuất hiện tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ ?
Năm 2009 là năm không yên ả đối với thị trường tài chính Việt Nam khi các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường vốn đều biến động phức tạp và liệu thực tế này có tái hiện trong năm nay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn và thu thêm phí đối với các khoản vay ngắn hạn đang gây phản ứng trái nhiều từ các góc nhìn quan sát. Lãi suất thoả thuận đối với các khoản cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp có nơi lên đến 18%/năm. Nhiều ý kiến cho rằng, mức này đã đến giới hạn chịu đựng của doanh nghiệp.
Việt Nam đã vượt qua đáy suy thoái kinh tế nhưng thị trường tiền tệ vẫn chưa bền vững, rủi ro cao. Chính phủ nên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, không nên chạy theo giải pháp phá giá tiền đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường nhà đất năm 2010 sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và thách thức trước sự đổ bộ nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư cần có góc nhìn thực tế hơn và họ sẽ phải đau đầu đối diện với thách thức chọn sản phẩm nào và bán cho ai.
Do nhu cầu nhà đất còn rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường bất động sản hằng năm lợi nhuận có thể đạt từ 25%-30%, nếu gặp đột biến có thể lên đến 150%.