Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thu hút vốn đầu tư Nhật thời “hậu” thảm họa

picture
Sẽ xuất hiện dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản sau thảm họa sóng thần ngày 11/3, xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm những địa điểm đầu tư an toàn, ổn định hơn.

Giám đốc điều hành Thời báo Kinh tế Nikkei (Nhật Bản), ông T. Obama tỏ ra tự tin về khả năng dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản sẽ tìm đến Việt Nam nhiều hơn, khi các doanh nghiệp Nhật tổ chức lại mạng lưới sản xuất toàn cầu sau thảm họa kép động đất - sóng thần.

Bên cạnh dòng vốn đầu tư như hiện nay, trong thời gian tới có thể phát sinh các hoạt động kinh doanh mới, đặc biệt là từ doanh nghiệp khu vực Đông Bắc của Nhật Bản, ông nói vậy trước báo giới trong buổi họp báo giới thiệu về hội thảo "Các kịch bản phục hồi và tái thiết Nhật Bản: Xu hướng đầu tư ra nước ngoài", được tổ chức sáng 26/7 tại Hà Nội.

Dẫn chứng từ ông Obama khá thuyết phục. Vị này dẫn một kết quả khảo sát do Thời báo Kinh tế Nikkei thực hiện mới đây tại 133 doanh nghiệp lớn, mang tính đại diện của “đất nước mặt trời mọc”, cho biết có tới 40% số doanh nghiệp Nhật được hỏi đang có ý định mở rộng đầu tư sang các nước khác. Điểm đến của hầu hết số doanh nghiệp này là châu Á, và Việt Nam cũng nằm trong vùng được kỳ vọng sẽ được quan tâm hơn trước.

"Tôi có biết một trường hợp doanh nghiệp chịu thiệt hại nặng nề trong thảm họa sóng thần, tổng giám đốc doanh nghiệp đã họp mặt ban lãnh đạo và yêu cầu phải phục hồi nhanh sản xuất, và chỉ sau 3 tháng sản lượng của doanh nghiệp tại các chi nhánh ở châu Á đã tăng gấp đôi", ông Obama nói.

Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà “sát cánh” cùng hội thảo, dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 10/8 tới, là đại diện một số ngân hàng lớn, các doanh nghiệp logistics, công ty luật hàng đầu tại Nhật Bản.

Khoảng 300 đại biểu sẽ tham dự, số lượng quan khách bị hạn chế bởi không gian phòng hội thảo, Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng nêu con số này với hàm ý vấn đề đang được nhiều cấp, các giới chức và doanh nghiệp quan tâm đặc biệt.

Cũng tán đồng những phân tích về xu hướng đầu tư mới của doanh nghiệp Nhật Bản như vị đồng chủ tọa người Nhật Bản vừa nêu, Cục trưởng Hoàng cho biết hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam đã bắt đầu khởi động mạnh trở lại trong thời gian gần đây.

Theo số liệu về đầu tư nước ngoài 7 tháng đầu năm nay, số vốn đăng ký mới và tăng vốn của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đã vượt lên từ mức khoảng 467 triệu USD của 6 tháng lên xấp xỉ 720 triệu USD tại thời điểm cuối tháng rồi, một tỷ lệ tăng khá cao, dù rằng con số thực tế chưa như kỳ vọng.

Theo tính toán của ông Hoàng, sẽ xuất hiện dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản sau thảm họa sóng thần ngày 11/3, xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm những địa điểm đầu tư an toàn, ổn định hơn.

“Việc của chúng tôi là đánh giá được dòng đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản để thu hút hơn nữa dòng đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam”, ông Hoàng nói với báo giới. Cho nên, việc Cục Đầu tư nước ngoài phối hợp với Thời báo Kinh tế Nikkei chỉ là một trong rất nhiều hoạt động hướng tới thúc đẩy dòng vốn này được tổ chức trong thời gian tới.

Theo ông Hoàng, trong thời gian gần đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với Cục Đầu tư nước ngoài đã có nhiều lần làm việc với các doanh nghiệp lớn, hiệp hội doanh nghiệp và đại diện của các tỉnh Đông Bắc Nhật Bản, nơi chịu hậu quả nặng nề của thảm họa sóng thần, để nâng cao hiểu biết lẫn nhau và tìm kiếm cơ hội hợp tác.

Còn trong giai đoạn tới, dự kiến vào cuối tháng này sẽ có một hội nghị xúc tiến đầu tư vào Đồng Nai; khoảng đầu tháng 9 sẽ có một hội nghị được tổ chức tại Osaka (Nhật Bản) do thứ trưởng bộ này chủ trì; sau đó là hội nghị xúc tiến đầu tư Nhật Bản vào Tp.HCM…

“Từ các cấp cao tới bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp vừa qua đã tích cực nghiên cứu, quan tâm và có kế hoạch xúc tiến đầu tư với Nhật Bản”, ông Hoàng nói.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài dẫn tại buổi họp báo, Nhật Bản là đối tác quan trọng của Việt Nam trên nhiều phương diện.

Tính đến tháng 7/2011, Nhật Bản có 1.560 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 21,6 tỷ USD, đứng thứ 4 trong 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Tháng 6 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã ký công hàm trao đổi khoản tín dụng ưu đãi đợt 1 tài khóa 2011 với trị giá 58,18 tỷ Yên dành cho Việt Nam. Nước này cũng là nhà tài trợ song phương lớn nhất, hiện chiếm tới 30% tổng ODA của Việt Nam.

Đây cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam, chỉ đứng sau Hoa Kỳ, EU và ASEAN. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật đạt trên 4,4 tỷ USD, chiếm khoảng 10,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

(Theo Vneconomy)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tỷ giá vẫn trong tầm kiểm soát nhưng…
  • TS. Lê Xuân Nghĩa : Chính sách tiền tệ và thảm cảnh chứng khoán Việt Nam
  • “Chính sách tiền tệ chặt chẽ”: Tư tưởng lớn gặp nhau?
  • Thanh toán trực tuyến: Bức tranh màu xám vẫn chờ một định hướng
  • Lãi suất USD làm khổ tiền đồng
  • Công ty chứng khoán: Vì sao chưa... chết ?
  • Vàng đã bị làm giá như thế nào?
  • JPMorgan: Vẫn nên nắm giữ hàng hóa ngay cả khi tăng trưởng kinh tế chậm lại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!