Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ăn lãi hai lần khi bán hàng bằng đôla

Nhiều cửa hàng tại Hà Nội vẫn niêm yết giá và bán hàng bằng USD bất chấp quy định không được niêm yết giá bằng ngoại tệ.

Theo quy định, việc niêm yết giá hàng hoá dịch vụ hoặc thu tiền bán hàng hoá dịch vụ bằng ngoại tệ mà không được phép sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền có thể lên tới 30 triệu đồng. Thế nhưng tại nhiều cửa hàng, việc này vẫn xảy ra thường xuyên với ngoại tệ là đôla Mỹ. Nếu khách không có USD thì có thể trả bằng tiền đồng, nhưng tính quy đổi theo tỷ giá trên thị trường tự do.

Các loại máy ảnh, máy quay phim bán tại cửa hàng tư nhân hay giao dịch qua mạng là mặt hàng chủ yếu được niêm yết giá bằng đôla hoặc quy đổi theo đôla. Trong khi hầu hết hệ thống các siêu thị điện máy lớn đều báo giá bằng VND, thì tại một số trang web chuyên về máy ảnh, giá được niêm yết bằng đồng đôla Mỹ. Nếu không trực tiếp niêm yết giá bằng đồng đôla, cách "lách" của đa phần những người kinh doanh mặt hàng này là không niêm yết giá. Nhưng khi khách gọi điện đến hỏi giá, chủ hàng vẫn tính giá USD.

Ngoài các loại máy ảnh, máy quay, tại một số cửa hàng kinh doanh hàng lưu niệm trên khu phố cổ, những mặt hàng lưu niệm nhỏ như chuồn chuồn tre, đánh dấu sách bằng giấy dó dán giấy bìa, các loại tượng gỗ, tranh... cũng đều tính giá bán bằng đôla Mỹ.

Giá bán ra cao hay thấp, thì hầu như tất cả các mặt hàng đều niêm yết bằng đôla. Chuồn chuồn tre giá từ một đến ba USD một con, đánh dấu sách hai USD một chiếc, những bức tranh treo tường vài chục đến vài trăm đô, đều được bán bằng đôla theo tỷ giá thị trường tự do. Song tại mỗi cửa hàng khác nhau lại có sự khác biệt về cách tính giá bán ra. Trong khi một cửa hàng lưu niệm tại phố Hàng Bè tính 21.350 đồng một USD, thì một người bán hàng lưu niệm trên phố Hàng Khay lại lấy mức 21.400 đồng.

Nguyên nhân niêm yết giá và bán bằng đôla Mỹ chứ không phải đồng Việt Nam, theo một chủ kinh doanh tại phố Hàng Bè, là khách đến mua hàng chủ yếu là khách ngoại quốc nên khó lấy VND làm đồng tiền thanh toán. Trong túi khách du lịch không phải lúc nào cũng sẵn tiền Việt để trả tiền hàng. Hơn nữa, theo chị, những mặt hàng bán tại đây đều có giá rẻ, chỉ vài đôla một sản phẩm và hầu như cửa hàng nào cũng niêm yết như thế, nên càng khó yêu cầu khách phải đổi tiền Việt trước khi mua hàng.

Nhưng hiện nay, phần lớn hàng hóa bán theo USD đều được tính giá cao hơn nhiều so với tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng và thậm chí còn còn cao hơn giá chợ "đen".

Một cửa hàng máy ảnh, máy quay trên phố Tràng Thi báo giá ống kính tele hơn 1.200 USD, tính 21.350 đồng một USD. Một số trang web bán hàng máy ảnh, ống kính lại tính mức 21.400-21.500 đồng một USD. Trong khi đó, giá đôla trên thị trường tự do chỉ dao động 21.150-21.200 đồng mà chưa cần mặc cả.

Anh Quân, nhà ở Hồ Tùng Mậu (Hà Nội) cho hay, hôm 1/4, mới mua một ống kính giá hơn 700 USD tại một website bán máy ảnh và bị tính 21.400 đồng mỗi USD. So với giá đôla ngân hàng, mức này đắt thêm khoảng 500 đồng mỗi USD. Tại phố ngoại tệ Hà Trung, giá đôla chỉ 21.200 đồng.

Về việc lấy giá đôla thị trường tự do để bán sản phẩm, chủ hàng giải thích, khi nhập hàng cũng bị tính theo tỷ giá tự do. "Nếu tính theo mức giá ngân hàng, người bán chúng tôi gần như không có lãi", anh này bày tỏ.

Tuy nhiên, theo anh Long, một khách hàng có kinh nghiệm mua máy ảnh tại các cửa hàng trên phố Tràng Thi, Hàng Bài, Vọng Đức..., bán hàng theo USD như thế này gần như là việc "ăn lãi lần hai" của người bán.

Anh Long lấy ví dụ, bán được cho khách một món hàng trị giá 1.000 USD, nếu tính theo tỷ giá ngân hàng, sản phẩm chỉ có giá khoảng 20,9 triệu đồng, nhưng giá chợ "đen" là 21.400 đồng mỗi USD, thì giá theo tiền Việt sẽ xấp xỉ 21,5 triệu đồng. Ngay cả khi giá nhập cao hơn giá ngân hàng là 21.000 đồng một USD, thì người bán đã lãi 400.000 đồng. Trên thực tế, người bán còn được hưởng một phần chênh lệch từ khi nhập sản phẩm về bán bởi lúc đó giá đôla thấp hơn.

Anh chia sẻ, đối với máy ảnh hay máy quay, người mua hầu như không nắm được giá gốc của nhà sản xuất. Mà có nắm được giá gốc, thì việc đặt mua từ nhà sản xuất cũng không mấy dễ dàng. Do đó, khi hàng được nhập về, người bán nói giá bao nhiêu thì người mua mua bấy nhiêu và chủ yếu dồn sự quan tâm vào tỷ giá USD mà người bán hàng áp dụng.

(VnExpress)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Bất động sản: Nhà đầu tư ngoại đang lo điều gì?
  • Sẽ mất khoảng 5 tỷ USD để duy trì tăng trưởng thị trường BĐS?
  • Việt Nam hoá nguồn lợi logistics
  • Rầm rộ sàn chui
  • Chật vật tìm vốn
  • Hàn thử biểu mới trên thị trường tiền tệ
  • Việt Nam 2011: Ngân hàng và nỗi lo sợ thanh khoản
  • Chợ ngoại tệ tự do ngập ngừng mở cửa trở lại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!