Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhu cầu ngoại tệ của DN tiếp tục tăng

Nhu cầu vốn bằng ngoại tệ của DN tiếp tục gia tăng, do lãi suất cho vay thỏa thuận bằng USD thấp hơn so với vay bằng VND và tỷ giá hối đoái ổn định.
 
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM cho biết, dư nợ bằng ngoại tệ của các ngân hàng trên địa bàn tiếp tục xu hướng tăng.

Các ngân hàng cũng cho hay, nhu cầu vốn bằng ngoại tệ của DN xuất nhập khẩu vẫn có chiều hướng tăng, do tỷ giá thời gian qua ổn định và dự báo trong 2 quý tới, vay ngoại tệ vẫn có lợi hơn. Hiện tại, lãi suất vay vốn VND ở mức 13,5 - 5%/năm, trong khi lãi suất USD chỉ 5 - 7%/năm. Trong khi đó, tâm lý do ngại rủi ro biến động tỷ giá không còn nặng nề như trước.

Nhờ vậy, các ngân hàng có cơ hội để phát triển tín dụng bằng USD trong những tháng qua. Cụ thể, tại Vietcombank, dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ trong 5 tháng đầu năm tăng 8%, trong khi tăng trưởng tín dụng bằng VND vẫn ì ạch. Tuy nhiên, đây cũng là lý do để các ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn bằng USD. Hiện mặt bằng lãi suất tiền gửi ngoại tệ tại các ngân hàng quy mô nhỏ áp dụng mức cao nhất là 5%/năm kỳ hạn 12 tháng trở lên (DaiA Bank, VietA Bank, SCB...).

Trên thị trường liên ngân hàng, theo thống kê của NHNN, trong tuần cuối tháng 5/2010, lãi suất ngoại tệ tăng nhẹ ở các kỳ hạn 1 tuần và 6 tháng, đồng thời tăng mạnh ở kỳ hạn 3 tháng (từ 1,11%/năm lên 2,23%/năm).

Trên thực tế, tỷ giá hối đoái giao dịch trên thị trường tự do đã ổn định trong hơn 2 tháng qua. Điều đáng nói là, tỷ giá tự do có thời điểm còn thấp hơn tỷ giá niêm yết chính thức tại các ngân hàng thương mại. Đơn cử, ngày 29/5, tỷ giá niêm yết tại Vietcombank, Eximbank là 18.950 - 19.010 VND/USD (mua - bán), trong khi tỷ giá trên thị trường tự do tại TP.HCM là 19.020 - 19.030 VND/USD (mua - bán). Vì thế, các ngân hàng không còn quá khó để thu hút nguồn ngoại tệ.

Báo cáo từ NHNN đưa ra, trong tuần qua, thị trường ngoại hối diễn biến tương đối ổn định, cung - cầu ngoại tệ trên thị trường đã cân bằng, tính thanh khoản ngoại tệ vẫn ở mức cao.

Đó chính là yếu tố giúp DN loại bớt tâm lý kỳ vọng tỷ giá tăng cũng như thôi “găm” ngoại tệ trên tài khoản.

Theo kết quả khảo sát mới nhất về Chỉ số tin cậy thương mại của Ngân hàng HSBC, các DN nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Ấn Độ và Việt Nam lạc quan nhất về triển vọng giao thương trong 6 tháng tới. Một trong những điểm nổi bật của đợt khảo sát lần này là số DN xuất nhập khẩu cho rằng tỷ giá ngoại hối sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của họ đã giảm mạnh (51% so với 80% nửa cuối 2009), trong khi số DN đánh giá lạc quan về tác động của tỷ giá tăng gần gấp đôi (29% so với 17% nửa cuối 2009). Thêm vào đó, ngày càng có nhiều DN xuất nhập khẩu tin rằng, các chính sách của Nhà nuớc về xuất nhập khẩu sẽ có tác động tích cực đến khả năng tăng trưởng kinh doanh của họ (28% so với 9% của khảo sát vào nửa cuối 2009).

Bà Đỗ Thuỵ Như Thuỳ, Giám đốc Trung tâm Thanh toán quốc tế và Tài trợ chuỗi cung ứng của HSBC Việt Nam nhận định, kết quả khảo sát lần này phản ánh rất rõ những thay đổi trên thị trường trong vòng 6 tháng qua cũng như nhận định lạc quan cho nền kinh tế Việt Nam trong 6 tháng tới. Ngày càng có nhiều DN xuất nhập khẩu Việt Nam kỳ vọng khối lượng giao thương tăng, hoạt động thương mại sôi động hơn và nhu cầu tài trợ thương mại sẽ tiếp tục tăng khi kinh tế Việt Nam và các nước châu Á đã hồi phục khá mạnh mẽ.

“Chúng tôi vui mừng khi nhận thấy, các DN xuất nhập khẩu Việt Nam đã bớt quan ngại về tác động tiêu cực của tỷ giá ngoại hối, dù họ vẫn xem đây là một trong những thách thức lớn nhất cho phát triển kinh doanh”, bà Thùy nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo các nhà lãnh đạo ngân hàng, để tránh rủi ro trong hoạt động, các DN dùng vốn vay bằng ngoại tệ cũng nên thận trọng và cần thiết phải sử dụng biện pháp bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Mặt khác, DN cần tính đến nguồn ngoại tệ trả nợ.

(Theo Thùy Vinh // Báo đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Bung trái phiếu để hút vốn
  • "Tỉ lệ nợ công của Việt Nam vẫn ở mức an toàn"
  • Tìm biện pháp thúc đẩy tiến độ các dự án ODA
  • Đồng euro yếu có lợi cho châu Âu
  • Các siêu dự án và nguy cơ nợ nần
  • Tìm biện pháp thúc đẩy tiến độ các dự án ODA
  • Giải mã vấn đề nóng chính sách tiền tệ
  • Nợ nước ngoài: Số phận những "con nghiện" không biết điểm dừng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!