Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những nguyên nhân sâu xa đằng sau các bất ổn tiền tệ năm 2011

Báo cáo Kinh tế Vĩ mô thường niên 2012 "Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu" chỉ ra 3 nguyên ngân gây bất ổn tiền tệ trong năm 2011

Chính sách cung tiền mở rộng kích thích tín dụng

Nguyên nhân chính của những bất ổn trong năm 2011 xuất phát từ việc “phanh gấp” cung tiền để kiềm chế lạm phát trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng cung tiền và tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn được duy trì ở mức rất cao trong những năm trước đó.

Theo số liệu của IMF, tốc độ tăng trưởng cung tiền, tín dụng và huy động bình quân hàng năm trong giai đoạn 2006-2010 là 32,5%, 35,5%, và 34,6%. Ngoại trừ  sáu tháng cuối năm 2008, NHNN luôn duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức khá thấp, từ 5-7,5%, trong cả giai đoạn 2005-2009, khiến cho mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng được duy trì ở mức thấp tương ứng, từ 7-8,5% trong giai đoạn này. Đây chính là nguyên nhân khiến cho tín dụng của nền kinh tế bùng nổ.

Khi tiền được đưa vào lưu thông quá nhiều, đã tạo ra hiện tượng dư thừa tiền trong nền kinh tế, gây áp lực lạm phát và mức giá cả chung sẽ tăng mạnh sau khoảng 6-9 tháng.

Đó là điều đã xảy ra với nền kinh tế Việt Nam từ giữa 2007 đến 2008 và từ năm 2010 đến hết 2011. Để đối phó với lạm phát, cách hiệu quả nhất là NHNN giảm mạnh cung tiền và tăng mạnh lãi suất điều hành. NHNN đã thực hiện chính sách này trong năm 2008 và năm 2011.

Nhưng khi điều này diễn ra, thanh khoản của hệ thống ngân hàng gặp khó. Các doanh nghiệp, do trước đây đã đầu tư quá nhiều nên xuất hiện nhiều công trình dở dang, không thể ngừng, và do vậy không thể cắt giảm huy động tín dụng lập tức. Nhu cầu tín dụng vì vậy tiếp tục ở mức cao bất chấp lãi suất cao.

Trong khi đó, do cung tiền bị thắt chặt nên huy động từ dân cư không thể tăng được ở mức tương ứng. Kết quả là tỉ lệ cho vay/huy động của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục ở mức cao. Vì lẽ đó, lãi suất cho vay tiếp tục duy trì ở mức cao ngay cả khi lạm phát có dấu hiệu giảm như từ cuối 2011 tới nay.

Cơ cấu nguồn vốn không hợp lý

Khi những đồng tiền giá rẻ có sẵn trên thị trường các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư mạnh phát triển các dự án trong lĩnh vực bất động sản, khu công nghiệp, v.v…

Mặt khác, do rất nhiều ngân hàng thực chất là “sân sau” của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng, nên việc cho vay bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng chiếm tỉ trọng rất lớn ở các ngân hàng này.

Cơ cấu nguồn vốn vì vậy bị phân bổ không hợp lý giữa cho vay ngắn hạn và cho vay dài hạn; giữa cho vay đầu tư trong lĩnh vực bất động sản và cho vay đầu tư sản xuất.

Việc phải dựa quá nhiều vào tín dụng ngân hàng để phát triển cơ sở hạ tầng cũng là nguyên nhân khiến cho cơ cấu nguồn vốn không hợp lý khi các các TCTD đã phải sử dụng vốn huy động ngắn hạn từ dân cư và thị trường liên ngân hàng để tài trợ cho các dự án trung và dài hạn.

Tuy nhiên, khi chính sách tiền tệ đột ngột bị thắt chặt, thanh khoản của toàn hệ thống trở nên khó khăn. Các ngân hàng cho vay trung và dài hạn quá nhiều, chủ yếu tài trợ cho các dự án bất động sản và khu công nghiệp, bị mất cân đối nguồn vốn trầm trọng.

Một mặt các ngân hàng này không thể thu hồi vốn được từ các khoản cho vay bất động sản, mặt khác việc vay vốn trên thị trường liên ngân hàng gặp khó khăn, khiến cho thanh khoản của các ngân hàng này bị căng thẳng nghiêm trọng.

Như vậy, cơ cấu nguồn vốn không hợp lý, mà nguyên nhân chính là do cung tiền mở rộng trước đó và do cơ chế sở hữu chéo tại các NHTM, là những nguyên nhân chính khiến các ngân hàng “yếu kém” buộc phải tăng lãi suất huy động lên rất cao để thu hút nguồn vốn từ thị trường 1.

Đây cũng là nguyên nhân khiến cho nợ xấu, nợ quá hạn tăng mạnh tại hệ thống các tổ chức tín dụng khi thị trường bất động sản trở nên đóng băng.

Chuyển đổi quá nhanh các NH nông thông thành NH thành thị

Trước nhu cầu huy động vốn tăng cao để đáp ứng đòi hỏi tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế, trong giai đoạn 2005-2007, NHNN đã chấp nhận cho phép 13 ngân hàng được chuyển đổi từ mô hình nông thôn lên thành thị.

Các ngân hàng này trước khi chuyển đổi, vốn điều lệ chỉ có khoảng vài chục đến vài trăm tỉ đồng. Tuy nhiên, theo yêu cầu vốn điều lệ tối thiểu 3000 tỉ vào năm 2011, các NHTM này đã buộc phải tăng vốn chủ sở hữu lên 10-20 lần chỉ trong vòng chỉ 5 năm

Hậu quả của việc phải phát triển với tốc độ cực nhanh của nhóm các ngân hàng này là chúng phải tăng trưởng tài sản bằng mọi giá để  tương ứng với lượng vốn chủ sở hữu tăng thêm.

Do trình độ quản trị của các ngân hàng này không theo kịp với đà tăng tài sản nên dẫn đến việc chất lượng tín dụng của các ngân hàng này kém.

Một lý do khác khiến cho chất lượng tín dụng ở các ngân hàng này kém là vì chúng thường là “sân sau” của các tập đoàn, cả nhà nước lẫn tư nhân, vì để tăng vốn chủ sở hữu lớn như vậy các ngân hàng này buộc phải dựa vào vốn đóng góp của chính các tập đoàn này.

Một vấn đề khác nảy sinh khi tốc độ tăng vốn chủ sở hữu quá nhanh của nhóm ngân hàng này là chính các  tập đoàn  đằng sau các ngân hàng này cũng phải vay vốn từ các ngân hàng khác để đáp ứng yêu cầu. Hệ quả là vốn vay của các tập đoàn bị sử dụng sai mục đích.

Đây là một trong những nguyên nhân chủ chốt khiến cho nợ xấu, nợ quá hạn dắt dây trong toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam. Vì lẽ đó, việc khoanh lại nhóm các ngân hàng yếu kém để tái cấu trúc không dễ dàng chút nào.

 

Theo TTVN

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Có “cương quyết” tăng phòng ngừa rủi ro từ tín dụng?
  • Tiền đâu thâu tóm ngân hàng?
  • Tăng trưởng tín dụng âm, ngân hàng vẫn lời nghìn tỷ
  • Nợ công và vấn đề tái cơ cấu kinh tế
  • Vàng – Lối thoát cho eurozone?
  • Tại sao ủy thác đầu tư tại các ngân hàng luôn đột biến khi nợ xấu tăng cao?
  • Mafia và ngân hàng: mối quan hệ nguy hiểm
  • Ngân hàng 'đơn độc' chống khủng hoảng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!