Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nợ cao liệu có “hạ gục” nước Mỹ?

Hiện nay, mức thâm hụt tài chính của Mỹ đã ở mức cao nhất trong vòng 60 năm qua. Theo thống kê, toàn bộ số nợ công của Mỹ bao gồm cả nợ của Liên minh châu Âu và nợ từ các nơi khác chiếm tỷ lệ gần 150% trong GDP của quốc gia này. Chuyên gia tài chính nổi tiếng của trường Đại học Harvard - Neil Ferguson gần đây nhận định, khoản nợ khổng lồ này cuối cùng sẽ “đánh gục” nước Mỹ.

Thâm hụt tài chính Mỹ năm 2009 vượt quá 1400 tỷ USD, tương đương với 11,2% GDP của Mỹ. Theo ông Ferguson, sự thiếu quyết đoán của tổng thống Obama đối với vấn đề bội chi ngân sách có ảnh hưởng to lớn đối với sự an toàn lâu dài của một quốc gia.

Ông Ferguson đã trích dẫn các số liệu nghiên cứu về kinh tế quốc tế cho hay, nếu tình hình này vẫn tiếp tục diễn ra, khoản trả lãi mà chính phủ liên bang Mỹ cần phải thanh toán sẽ rất nhanh chóng chiếm tới 20% thu nhập của chính phủ. Lịch sử cho thấy, nếu 1/5 nguồn thu nhập của chính phủ dùng để trả lãi, thì quốc gia này đang rơi vào tình trạng rất khó khăn.

Do các khoản trả lãi cần phải thanh toán đã nuốt trọn ngân sách, nên chính phủ sẽ phải từ bỏ một số thứ, khi đó sẽ buộc phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Theo kết luận của ông Ferguson, một nước đế quốc hùng mạnh sẽ từ từ suy thoái như vậy. Sự sụp đổ này sẽ được mở đầu bằng một cuộc bùng nổ nợ, cuối cùng là sự cắt giảm các nguồn lực cho lực lượng vũ trang.

Song có người lại cho rằng, ít nhất hiện tại Mỹ không cần thiết phải lo sợ về nguy cơ khủng hoảng nợ. Bởi vì khoản nợ này chủ yếu là bằng đồng USD, Mỹ có thể tự in tiền tại sân sau của mình.

Vậy nên nhìn nhận thế nào về quan điểm của ông Ferguson? Khủng hoảng nợ của Mỹ sẽ mang đến những ảnh hưởng gì?

Sự bùng khoảng cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến ngành dịch vụ tín dụng Mỹ đứng trước nhiều thách thức to lớn, bong bóng tín dụng sau khi điều chỉnh sẽ không còn lớn nữa. Tuy nhiên, điều mà chúng ta chưa thấy rõ đó là, nguy cơ khủng hoảng nợ mà Mỹ đang phải đối mặt là suy thoái mang tính cơ cấu hay suy thoái mang tính chu kỳ.

Một chuyên gia nghiên cứu kinh tế cho hay, vừa qua cơ quan xếp hạng tín dụng Standards & Poor’s đã hạ thấp tín nhiệm tín dụng của các nước châu Âu, nhưng mức thâm hụt ngân sách của Mỹ còn nghiêm trọng hơn cả các quốc gia châu Âu. Trong khi đó, cơ quan đánh giá này lại không dám hạ thấp tín dụng của Mỹ, bởi vì đánh giá của Standards & Poor’s cũng là do chính phủ Mỹ chỉ đạo.

(Trang tin VN&QT)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tám cách để các ngân hàng có thể tăng nguồn doanh thu
  • Lợi nhuận ngân hàng: Dự báo dần hiện thực?
  • Lợi nhuận ngân hàng có còn phong độ?
  • Ngân hàng thế giới trước nguy cơ mới
  • OECD: Nợ công cản trở khôi phục kinh tế
  • 'Nợ nước ngoài vẫn dưới mức an toàn'
  • Thu hút đầu tư từ kiều bào: Rào cản từ chính sách?
  • Vì sao phải "dán mác" đầu tư nước ngoài?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!