Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngân hàng thế giới trước nguy cơ mới

Chinanews tại Hồng Kông hôm 7/12 đưa tin, sau làn sóng khủng hoảng các khoản nợ của Dubai, lần lượt các cơ quan đầu tư của khu vực tài chính này lên tiếng khất nợ, khiến nhiều ngân hàng của các nước chủ nợ phải chịu thêm những rủi ro mới.

Dubai Holding đã dựa vào các khoản cho vay từ nước ngoài trị giá 12 tỷ USD trong suốt hơn 10 năm qua và tiến hành những dự án đầu tư với quy mô lớn cũng như thành lập cơ quan chứng khoán tư nhân, sở hữu chuỗi khách sạn hạng sang Travelodge. Mặc dù thân phận các ngân hàng chủ nợ được bảo mật nhưng những ngân hàng địa phương đã cho biết, một số không nhỏ ngân hàng quốc tế và ngân hàng địa phương đều có những khoản cho vay đối với Dubai Holding.

Theo tiết lộ của một ngân hàng “trong cuộc”, tình hình tài chính của Dubai Holding hiện đang rất hỗn loạn. Mặc dù vậy Chủ tịch của Dubai Holding đã phủ nhận thông tin tập đoàn này đang gặp khó, và nhấn mạnh đây là giai đoạn cần thiết cho việc tập đoàn này chuyển dịch cơ cấu.

Dubai Holding gần đây đã phân tách thành bốn thành phần: tài sản, giải trí và khách sạn, đầu tư, các khu vực miễn phí. Trước tình hình kinh doanh khó khăn hàng nghìn nhân viên  của Dubai Holding bị sa thải.

Theo một bản nghiên cứu của Merrill Lynch, Dubai Holding hiện có 1,8 tỷ USD các khoản nợ sẽ đáo hạn vào năm tới. Nhưng chủ tịch của tập đoàn này khẳng định, họ hoàn toàn có khả năng tài chính đế hoàn trở các khoản nợ và thừa nhận rằng tập đoàn này đang nỗ lực hết sức để giữ vững niềm tin của thị trường.

Cách đó không lâu Dubai World đã t uyên bố với các nhà đầu tư rằng họ hoàn toàn có khả năng trả nợ, nhưng thực chất Dubai World đã lên tiếng kéo dài thời hạn  hoàn nợ khiến các nhà đầu tư mất đi niềm tin.

Không ít các nhà đầu tư cho rằng Dubai Holding sẽ là một Dubai World thứ hai với những khoản nợ trở thành những mối nguy hiểm lớn nhất.

(Trang tin VN&QT)

 

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • OECD: Nợ công cản trở khôi phục kinh tế
  • 'Nợ nước ngoài vẫn dưới mức an toàn'
  • Thu hút đầu tư từ kiều bào: Rào cản từ chính sách?
  • Vì sao phải "dán mác" đầu tư nước ngoài?
  • Căng thẳng ngoại tệ - điều hành chính sách tiền tệ gặp khó ?
  • Tín dụng: những câu hỏi chờ giải đáp
  • Ngân hàng không dễ mở rộng mạng lưới
  • Ngân hàng “đi đêm” tìm vốn?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!