Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lợi nhuận ngân hàng có còn phong độ?

Các ngân hàng đều cho biết, lợi nhuận thu về cả năm 2009 sẽ đạt chỉ tiêu đưa ra hồi đầu năm. Tuy nhiên, bên cạnh chủ trương kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thì các ngân hàng đang đứng trước khá nhiều khó khăn, dẫn đến sụt giảm nguồn thu.

10 tháng đầu năm 2009, Techcombank đạt trên 1.845 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Ngân hàng này cho biết, dự kiến 2 tháng cuối năm sẽ đạt trung bình 200 tỷ đồng/tháng và hoàn thành vượt mức kế hoạch đã được điều chỉnh cho năm 2009 là 2.200 tỷ đồng.

Cũng trong 10 tháng đầu năm, LienVietBank thu về 478,6 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, đạt 103% kế hoạch năm; MaritimeBank đạt 780 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, dự kiến cả năm đạt trên 1.000 tỷ đồng so với kế hoạch đưa ra hồi đầu năm là 600 tỷ đồng; MB đạt 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt chỉ tiêu đưa ra hồi đầu năm.

VCB dự kiến thu về 4.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cả năm, thay vì mức 3.400 tỷ đồng như chỉ tiêu ban đầu, bởi 10 tháng đầu năm đã đạt con số này. Tại ACB, một cán bộ cấp cao cho biết, việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận ở mức 2.700 tỷ đồng cho cả năm là trong tầm tay.

Có thể nói, việc hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận là không quá khó đối với các ngân hàng. Thậm chí, số ngân hàng vượt kế hoạch đang ngày một gia tăng. Song, thị trường đang tạo áp lực cho các ngân hàng, đặc biệt là khi giá vàng tăng cao, tỷ giá trên thị trường tự do duy trì hơn 19.000 VND/USD...

Hiện nay, huy động vốn của các ngân hàng đang chậm lại, trong khi đó, chi phí đầu vào tăng do lãi suất cơ bản tăng. Trần lãi suất đầu ra tuy được nới thêm, nhưng với chủ trương kiểm soát tăng trưởng tín dụng của NHNN khi dư nợ toàn ngành đã vượt qua ngưỡng 30% đã dẫn đến nguồn thu từ tín dụng giảm đáng kể.

Tổng giám đốc Techcombank, ông Nguyễn Đức Vinh cho biết, sở dĩ Ngân hàng đạt lợi nhuận 10 tháng nêu trên là do nguồn thu từ dịch vụ chiếm tỷ lệ khá cao. Đặc biệt là dịp cuối năm, các hoạt động dịch vụ của Techcombank gia tăng đã đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của Ngân hàng.

Trao đổi với ĐTCK, ông Nguyễn Đình Tùng, Phó tổng giám đốc MaritimeBank cho rằng, có một quy luật đối với những thị trường đang phát triển là nguồn lợi nhuận từ hoạt động tín dụng sẽ giảm dần. Trước đây, lợi nhuận thu về của các ngân hàng chủ yếu từ chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra. Nguồn thu từ tín dụng chiếm đến 90% trong tổng nguồn thu đóng góp vào tổng lợi nhuận ngân hàng nên đã từng có quy định khống chế ngân hàng chỉ được phép hưởng chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra ở mức 4,2%/năm. "Còn trong bối cảnh thị trường hiện nay, các ngân hàng chỉ mong được hưởng mức chênh lệch 1 - 1,5%/năm", ông Tùng nói.

Thực tế, với mức lãi suất huy động bình quân hiện được các ngân hàng áp dụng trên 9,8%/năm và kế hoạch sẽ điều chỉnh lên sát mức 10,5%/năm trong tháng 12 tới thì so với trần lãi suất cho vay 12%/năm, chênh lệch thu về của ngân hàng chỉ tối đa là 1,5%/năm. Với các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ, để cạng tranh thu hút khách hàng mở rộng thị phần, chỉ có thể kỳ vọng mức chênh lệch khoảng 1%/năm.

Theo các chuyên gia, ngân hàng cần đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng thị phần dịch vụ, thay vì tập trung vào hoạt động truyền thống là cho vay như lâu nay, vì chênh lệch lãi đầu vào - đầu ra sẽ dần thu hẹp. Nếu chỉ dựa vào hoạt động tín dụng, khả năng lợi nhuận sụt giảm trong thời gian tới là điều khó tránh khỏi. Lợi nhuận sẽ chỉ tăng trưởng ở những ngân hàng có chiến lược phát triển dịch vụ tốt.

Đặc biệt, sang năm 2010, cạnh tranh sẽ gay gắt hơn khi khủng hoảng dần đi qua, các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới ổn định trở lại và tính đến việc mở rộng hoạt động đầu tư ở nước ngoài nên phát triển tốt dịch vụ là yếu tố quan trọng để gia tăng thị phần và tăng tốc lợi nhuận. Song, để làm được điều này hoàn toàn không dễ đối với các ngân hàng, nhất là những đơn vị có quy mô nhỏ.  

(Theo Thùy Vinh // Bsc)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Ngân hàng thế giới trước nguy cơ mới
  • OECD: Nợ công cản trở khôi phục kinh tế
  • 'Nợ nước ngoài vẫn dưới mức an toàn'
  • Thu hút đầu tư từ kiều bào: Rào cản từ chính sách?
  • Vì sao phải "dán mác" đầu tư nước ngoài?
  • Căng thẳng ngoại tệ - điều hành chính sách tiền tệ gặp khó ?
  • Tín dụng: những câu hỏi chờ giải đáp
  • Ngân hàng không dễ mở rộng mạng lưới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!