Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nới rộng lãi suất, thông huy động vốn?

Với đồng thuận tái đưa lãi suất tiết kiệm tiền đồng về mức tối đa 12%/năm, thực tế, mặt bằng lãi suất ngân hàng áp dụng có thể còn cao hơn thông qua các hình thức khuyến mãi, lãi suất huy động được áp dụng bằng nhau (12%/năm) cho tất cả các kỳ hạn, song trước sự tăng giá của các tài sản đầu tư khác như vàng và USD, việc huy động vốn của ngân hàng những tháng cuối năm chưa chắc "dễ thở" hơn.

Trao đổi với ĐTCK, đại diện một ngân hàng cho biết, dù nhu cầu vốn của khách hàng doanh nghiệp quý IV năm nay không bằng năm trước, song vẫn cao hơn 3 quý đầu năm 2010. Do đó, các ngân hàng phải tăng nguồn cung. Thế nhưng, việc giá vàng và USD liên tục tăng cao đã thu hút mạnh nguồn tiền nhàn rỗi trong dân. "Trước tình hình khó khăn của thị trường lúc này để hoàn thành được chỉ tiêu huy động vốn cũng như tăng trưởng dư nợ quả là điều không dễ", vị đại diện ngân hàng này nói.

Theo ông Lê Đức Thuý, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, một vấn đề đáng lo ngại hiện nay là tiền gửi tiết kiệm bằng VND của người dân giảm 45.000 tỷ đồng trong vòng nửa tháng gần đây. Người dân mà không gửi bằng tiền Việt, họ sẽ mua ngoại tệ hoặc vàng.

Trong khi đó, Thông tư 22/2010/TT-NHNN ngày 29/10/2010 đã siết chặt hơn hoạt động cho vay và huy động cũng như chuyển đổi vốn tiền gửi bằng vàng sang VND của các ngân hàng. Hạn chế huy động vàng, ngân hàng sẽ mất một khoản vốn huy động từ vàng chuyển sang tiền đồng để cho vay, phục vụ khách hàng dịp cuối năm. Đấy là chưa kể ảnh hưởng từ các Thông tư 13/2010/TT-NHNN và 19/2010/TT-NHNN.

Tại cuộc họp do NHNN chủ trì vào ngày 5/11/2010, các thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã đồng thuận nâng lãi suất huy động bằng VND lên mức không quá 12%/năm, áp dụng từ ngày 8/11/2010. Tuy nhiên, theo ông Lê Đức Thúy, khả năng lãi suất sẽ tăng lên không nhiều. Ông Thúy cho rằng, lãi suất huy động sẽ nằm ở mức 12 - 13%/năm và lãi suất cho vay ở mức 15 - 17%/năm, là mức thị trường có thể chấp nhận được.

Ngày 5/11/2010, NHNN cũng đã ra quyết định nâng lãi suất cơ bản lên 9%/năm áp dụng từ ngày 5/11, các mức lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn nâng lên lần lượt 7%/năm và 9%/năm, lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng nâng lên 9%/năm.

Tuy nhiên, để thu hút được nguồn tiết kiệm khi cạnh tranh trên thị trường ngày một gay gắt, ngân hàng phải áp dụng nhiều phương thức khác nhau. Tại Ngân hàng Quốc tế (VIB) Chi nhánh Hồ Chí Minh, khi khách hàng gửi tiết kiệm, ngoài việc hưởng lãi suất ở mức tối đa 12%/năm, còn được tặng thêm nhiều quà tặng khác. Đồng thời, VIB Hồ Chí Minh  còn tặng quà sinh nhật cho khách hàng và có chế độ ưu đãi khi gửi số tiền trên 1 tỷ đồng.

Tương tự, tại SeABank, ngoài mức lãi suất 12%/năm được áp dụng đồng đều cho các kỳ hạn, Ngân hàng còn gia tăng khuyến mãi và tặng tiền mặt cho khách hàng. Song, một cán bộ huy động vốn của SeABank cho biết, khó đạt được chỉ tiêu huy động vốn.

Sau khi điều chỉnh tăng lãi suất huy động lên mức 12%/năm theo đồng thuận mới, WesternBank còn ưu đãi thêm lãi suất cho khách hàng gửi tiền. Theo đó, kể từ ngày 8/11, khi gửi tiền tại WestenBank, ngoài lãi suất 12%/năm, khách hàng còn nhận được quà tặng tùy chọn có giá trị tương đương lãi suất từ 0,7% - 3%/năm.

Hiện không chỉ các ngân hàng cạnh tranh với nhau bằng khuyến mãi, mà ngay cả trong hệ thống của mỗi nhà băng cũng có sự cạnh tranh nhằm hoàn thành chỉ tiêu do Ban điều hành giao. Chế độ ưu đãi cho người gửi tiền có khi được áp dụng mức khác nhau giữa các chi nhánh trong cùng một hệ thống ngân hàng.

Từ khó khăn trong huy động vốn dẫn đến lãi suất cho vay tiền đồng không thể giảm xuống như kỳ vọng. Mặt bằng lãi suất cho vay hiện vẫn dao động ở mức khá cao 15 - 18%/năm, tùy từng đối tượng khách hàng. Do đó, áp lực hoàn tất mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng và chỉ tiêu lợi nhuận gia tăng lên Ban điều hành của các ngân hàng. OCB là một điển hình cho trường hợp này. Theo ông Trịnh Văn Tuấn, Tổng giám đốc OCB, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng Ngân hàng đăt ra cho cả năm 2010 là 40%, nhưng đến nay, OCB chỉ mới đạt được khoảng 25%.

Áp lực tỷ giá, lạm phát vẫn là những nhân tố căn bản ảnh hưởng đến hoạt động huy động và cho vay của các ngân hàng trực tiếp hoặc gián tiếp và có thể sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới, bất chấp những nỗ lực của các cơ quan điều hành cũng như bản thân các ngân hàng.

(Đầu tư Chứng khoán Điện tử)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thị trường bảo hiểm: Dự kiến tăng trưởng trên 20%
  • Ổn định tỉ giá: Chủ trương đúng phải có cách làm đúng!
  • Lạm phát và tăng trưởng: Khối mâu thuẫn khó giải
  • Chiến tranh tiền tệ - có hay không?
  • Chi tiêu quá tay đặt gánh nặng lên chính sách tiền tệ
  • Số phận mong manh của các dự án
  • Câu hỏi chưa có lời đáp
  • VND mất giá, thị trường cuối năm ‘ngập’ trong lo toan
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!