Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

OECD: Nâng dự báo về tăng trưởng kinh tế thế giới nhờ Châu Á

*OECD điều chỉnh tăng mức dự báo về tăng trưởng kinh tế thế giới

    * Hồi phục kinh tế thế giới vẫn được dẫn dắt bởi những nền kinh tế đang nổi
    * Mỹ dẫn đầu trong cuộc hồi phục ở các khu vực phát triển, khu vực Châu Âu tụt hậu
    * Những rủi ro chính: nợ quốc gia của nhóm các nước phát triển, bong bóng bất động sản ở Châu Á

Theo nguồn tin Reuters dẫn báo cáo công bố ngày 26/5/2010 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), kinh tế toàn cầu đang phục hồi nhanh hơn dự báo sau khi thoát khỏi suy thoái với sự dẫn đầu của khu vực châu Á. Tuy nhiên, thế giới vẫn còn phải đối mặt với nhiều rủi ro như khoản nợ khổng lồ của các quốc gia phát triển và nguy cơ tăng trưởng nóng tại một số quốc gia như Trung Quốc.

Trong báo cáo công bố mỗi năm 2 lần, OECD nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2010 và 2011 lên lần lượt 4,6% và 4,5%. Trong báo cáo công bố tháng 11/2009, cơ quan này dự đoán tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu năm nay đạt 3,4% và năm tới sẽ đạt 3,7% sau khi giảm 0.9% trong năm 2009.

Dự báo về tăng trưởng GDP toàn cầu của OECD nhỉnh hơn so với ước tính 4,2% cho năm 2010 và 4,3% cho năm 2011 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

OECD tỏ ra lạc quan về thị trường lao động toàn cầu khi cho rằng tỷ lệ thất nghiệp lại 31 quốc gia thành viên có lẽ đã chạm đỉnh tại mức 8,5% - thấp hơn so với dự đoán trước đó là gần 10%.

Số liệu dự đoán mới về tăng trưởng kinh tế cao hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong thập kỷ trước khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ từ Mỹ năm 2007 sau đó lây lan ra toàn cầu (Tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn từ 1997-2006 là 3,7%). Tuy nhiên OECD cảnh báo mức độ phục hồi sẽ không đồng đều và mang nhiều rủi ro.

Theo OECD, đà phục hồi của các nền kinh tế phát triển - từng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi suy thoái - được thúc đẩy bởi sự gia tăng mậu dịch trên toàn cầu, chủ yếu nhờ vào nhu cầu xuất khẩu từ các nền kinh tế mới nổi tại châu Á.

Dự báo về tăng trưởng kinh tế Mỹ năm nay và năm tới được điều chỉnh tăng lên 3,2%, so với mức lần lượt 2,5% và 2,8% trong dự báo hồi tháng 11.

Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản năm 2010 được dự báo sẽ đạt 3%, và năm 2011 sẽ đạt 2%, so với mức lần lượt 1,8% và 2% trong dự báo trước đây. Về khu vực đồng Euro, tỷ lệ tăng trưởng được dự báo sẽ là 1,2% trong năm nay và 1,8% trong năm tới, cũng cao hơn so với 0,9% và 1,7% trong dự báo lần trước.

Báo cáo của OECD dự đoán mậu dịch toàn cầu sẽ tăng trưởng 10,6% trong năm 2010 và 8,4% trong năm 2011 sau khi lao dốc tới 11% trong năm 2009, phần lớn tập trung vào các tháng sau khi Lehman Brothers sụp đổ.

Thách thức lớn nhất mà các nền kinh tế phát triển đang đối mặt ngay lúc này là cắt giảm các khoản nợ khổng lồ sau khi suy thoái qua đi cũng như ngăn chặn sự biến động của các thị trường tài chính xuất phát từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu.

Tổng thư ký OECD, Angel Gurria, cho rằng nhiều quốc gia bắt buộc phải củng cố tài chính, bởi đó là nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững lâu dài. Điều này đòi hỏi các quốc gia phải hết sức khéo léo trong việc tiến hành các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách nghiêm khắc, vốn rất quan trọng nhưng có thể ảnh hưởng xấu đền đà tăng trưởng kinh tế. Đồng thời cũng phải chú ý đến giai đoạn khi các quốc gia tăng lãi suất và rút lại các biện pháp hỗ trợ kinh tế tại thời điểm nhiều người tin tưởng rằng suy thoái không những chưa qua đi mà có thể chuyển thành cuộc Đại suy thoái thứ hai.

Cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp có thể lây lan ra toàn cầu, gây bất ổn thị trường tài chính. Khu vực đồng Euro đang tăng cường những kế hoạch khắc khổ như giảm tiền lương và chi tiêu công cộng.

Trả lời phỏng vấn của hãng tin Reuters, nhà kinh tế trưởng của OECD, Pier

Carlo Padoa cho rằng việc đồng Euro mất giá gần đây sẽ bù đắp lại những mất mát do những chính sách khắc khổ gây ra cho xuất khẩu của khu vực đồng tiền này, và khu vực này cần phải cố gắng tránh rơi vào một cuộc suy thoái.

Cảnh báo về mối đe doạ rất lớn ở các mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ, OECD viết: “Việc dập tắt bong bóng là điều bắt buộc, đòi hỏi một số quốc gia không nằm trong khối OECD như Trung Quốc và Ấn Độ phải mạnh tay hơn nữa trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lại áp lựclạm phát và giảm bớt nguy cơ bong bóng bất động sản”.

Tại Trung Quốc, OECD dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ lên tới 11,1% và năm 2011 là 9,7%, nhận định rằng có nguy cơ những biện pháp làm nguội lại thị trường ất động sản và hạn chế giá đất tăng sẽ không giải quyết được rủi ro quá nóng ở nền kinh tế này. Hồi tháng 11 năm ngoái, OECD dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2010 sẽ đạt 10,2%, còn năm 2011 sẽ đạt 9,3%.

"Tăng trưởng mạnh mẽ tại các nền kinh tế mới nổi góp phần đáng kể vào tăng trưởng mậu dịch cũng như tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay", OECD viết. 31 thành viên của khối này chủ yếu là các quốc gia phát triển.

"Ảnh hưởng tích cực từ tăng trưởng của các quốc gia Châu Á không nằm trong OECD có thể sẽ mạnh hơn dự kiến, nhất là với Mỹ và Nhật bản. Từ quan điểm này có thể nhận thấy triển vọng chung là rất khả quan”.

OECD cho biết ở 36 quốc gia thành viên của khối, trong 2 năm tín tới hết quý I/2010, có 16 triệu người đã bị mất việc làm. Tuy nhiên, con số này vẫn khả quan hơn so với dự kiến, và có thể tỷ lệ thất nghịêp của OECD đã lên tới mức đỉnh khi ở con số 8,5% (thấp hơn so với 9,9% dự báo hồi cuối năm ngoái), nghĩa là sẽ giảm xuống trong tương lai.

Sự bất ổn của thị trường nợ là một trong 2 rủi ro lớn nhất của OECD, và các Chính phủ Châu Âu đã buộc phải “phản ứng rất nhanh” bằng các chính sách để trấn an thị trường đang trong nỗi lo sợ rằng mọi thứ đã ra ngoài tầm kiểm soát.

Ông Padoan nói: Đây không phải là vấn đề của riêng Châu Âu”.Washington, London và Tokyo đều đã phải đối mặt với những thách thức tương tự như sau suy thoái, thậm chí Châu Âu đã khẩn trương hơn trong việc giải quyết các vấn đề đó.

Các ngân hàng trung ương – cùng với các chính phủ đang chờxem họ có thể từ bỏ các mức lãi suất cực thấp và những chính sách hỗ trợ khác đã từng giúp nền kinh tế của họ phục hồi – trong hầu hết các trường hợp đã có đủ điều kiện để nâng lãi suất, chứ không chỉ là ngân hàng trung ương của các cường quốc.

Tốc độ tăng trưởng của một số quốc và khu vực lớn năm 2010 và 2011
 
Năm
2009
2010
2011
Quốc gia/khu vực
 
Dự báo T5/10
Dự báo T11/09
Dự báo T5/10
Dự báo T11/09
Thế giới
-0,9%
4,6%
3,4%
4,5%
3,7%
Mỹ
 
3,2%
2,5%
3,2%
2,8%
Nhật Bản
 
3,0%
1,8%
2,0%
2,0%
Trung Quốc
 
11,1%
10,2%
9,7%
9,3%
Eurozone
 
1,2%
0,9%
1,8%
1,7%
Mậu dịch TG
-11%
10,6%
 
8,4%
 
 
(Vinanet)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thuế vụ: bài học từ Hi Lạp!
  • Sốt đất ở Hà Nội: Dấu hiệu của nạn "bong bóng"?
  • Đổi 5 khu đất lấy 1 con đường: Kiểm tra toàn dự án
  • Bão nợ châu Âu “cứu sống” thị trường nhà đất Mỹ
  • Bất động sản Hà Nội: “Trò chơi” của các đại gia
  • Giá vàng trồi, sụt bất thường: Đầu tư đầy may, rủi
  • Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam: Cơ hội và hiệu quả
  • Hàng nghìn hécta đất Ba Vì bị sử dụng sai mục đích
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!