Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bão nợ châu Âu “cứu sống” thị trường nhà đất Mỹ

Tuần trước, lãi suất thế chấp bình quân kỳ hạn 30 năm của Mỹ chỉ là 4,84% - mức thấp nhất trong vòng 50 năm qua. Trong khi đó, lượng tiêu thụ nhà cũ trong tháng 4 lại tăng mạnh lên tới 7,6%, mức cao nhất từ đầu năm tới nay.

Khủng hoảng nợ công của châu Âu tuy đã khiến thị trường toàn cầu chao đảo, nhưng lại đem đến niềm vui cho những người mua nhà tại Mỹ. Cùng với việc dòng tiền nóng nước ngoài lần lượt đổ vào Mỹ để tránh rủi ro, hôm 25/5 vừa qua, lãi suất cho vay thế chấp của Mỹ đã bị hạ thấp xuống chưa đầy 5% - thấp nhất trong vòng 50 năm qua. Một loạt số liệu khác công bố trong ngày hôm đó cũng cho thấy, lượng tiêu thụ nhà cũ của Mỹ trong tháng trước đã tăng 7,6%, đạt mức cao nhất trong vòng 5 tháng qua.

“Quả thật tinh thân có chút hỗn loạn”, Jeff Laize Sen, CEO của Công ty phân loại thế chấp, một hãng môi giới bất động sản Mỹ đã bày tỏ như vậy với “The Wall Street Journal”. Khoản vay thế chấp kỳ hạn 30 năm đã bị hạ thấp xuống còn 4,25%, “là điều mà tôi chưa từng chứng kiến trong suốt 24 năm vào nghề”.

Trên thực tế, chỉ ngay trong tuần cuối cùng của tháng 3, khi Cục dự trữ liên bang Mỹ FED kết thúc chương trình thu mua 1250 tỷ USD trái phiếu, thị trường vẫn lo sợ, lãi suất cho vay bất động sản sẽ theo đó mà tăng và khiến cho thị trường nhà đất trở lại với tình trạng u ám, ảm đạm. Tuy nhiên, trong tháng 4 vừa qua, khủng hoảng nợ công của khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone khuyếch tán, dòng tiền nóng rời khỏi thị trường châu Âu và không ngừng đổ vào Mỹ nhằm tránh rủi ro, khiến cho lãi suất khoản vay thế chấp của Mỹ rơi xuống mức thấp nhất, vô tình nâng cao lượng tiêu thụ nhà ở trong tháng đó. Theo số liệu mà Hiệp hội các nhà môi giới bất động sản Mỹ cung cấp trong ngày hôm qua, lượng tiêu thụ nhà cũ của Mỹ trong tháng 4 đã tăng 7,6%. Điều này cho thấy, cơ sở phục hồi liên tục của thị trường nhà ở Mỹ đã bắt đầu vững chắc.

Trong khi các chuyên gia kinh tế đều có chung một quan điểm cho rằng, “khủng hoảng nợ châu Âu đã “tiếp tay” cho sự sụt giảm của lãi suất khoản vay thế chấp Mỹ”, thì một số người lại lo lắng, điều này sẽ bất lợi cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Lãi suất khoản vay thế chấp Mỹ liên quan mật thiết với lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm. Các nhà phân tích cho rằng, một lượng vốn lớn rút ra khỏi châu Âu để tránh rủi ro, sẽ đẩy giá trái phiếu chính phủ Mỹ tăng. Trong lịch sử, hiện tượng này (chi phí cho vay sụt giảm do khủng hoảng nợ gây ra) cũng không phải là lần đầu tiên xuất hiện. Mùa thu năm 1998, khi các thị trường mới nổi, đặc biệt khi Nga vỡ nợ, cũng đã khiến những người mua nhà ở Mỹ được lợi không ít.

Tuy nhiên, do chính sách miễn giảm thu thuế của chính phủ Mỹ sẽ hết hiệu lực vào ngày 30/6 tới, dự đoán, nhu cầu của thị trường nhà đất có thể trong vài tháng tới cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Trên thị trường nhà đất Mỹ, tiêu thụ nhà cũ là đội quân chủ lực, lượng tiêu thụ của nó chiếm khoảng 85% tổng số lượng tiêu thụ nhà ở. Từ đầu năm 2006, sau khi bong bóng bất động sản Mỹ tan vỡ, thị trường nhà đất Mỹ vẫn đang được điều chỉnh mạnh mẽ, và nó đã trở thành nguồn gốc của cuộc khủng hoảng tài chính lần này.

(Vitinfo)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Bất động sản Hà Nội: “Trò chơi” của các đại gia
  • Giá vàng trồi, sụt bất thường: Đầu tư đầy may, rủi
  • Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam: Cơ hội và hiệu quả
  • Hàng nghìn hécta đất Ba Vì bị sử dụng sai mục đích
  • Tương lai nào cho đồng euro?
  • Nhu cầu nhân lực của ngân hàng tăng mạnh
  • Lãi suất cơ bản: Chưa ngã ngũ?
  • Tự do hóa lãi suất - có kiểm soát
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!