Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phá giá nội tệ - Liệu có làm giảm nhập siêu?

Mỗi khi điều chỉnh tăng tỷ giá danh nghĩa, Ngân hàng Nhà nước luôn đưa ra nguyên nhân chính là nhằm giảm nhập siêu. Vậy, tại sao tỷ giá danh nghĩa đã tăng lên rất cao trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, thì nhập siêu lại không giảm tương ứng?

Bài viết này chỉ phân tích và đánh giá lại chính sách giảm nhập siêu dựa trên phá giá nội tệ với việc loại trừ tác động của tỷ giá tới các vấn đề khác như nợ công, lạm phát, dòng vốn đầu tư...

Sử dụng lý thuyết về hệ số co giãn trong việc phân tích các loại hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu chủ lực trong những năm qua, thấy rằng:

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dầu thô, than đá, gạo, thủy sản, dệt may, cao su... Các loại mặt hàng này đa số đều là nguyên liệu thô, chưa chế biến, hoặc đã chế biến nhưng gắn liền với thâm dụng lao động.

Đối với các nhà xuất khẩu thì khi tăng tỷ giá, giá trị xuất khẩu có thể tăng chứ lượng xuất khẩu khó tăng. Giá trị tăng khiến doanh thu xuất khẩu sản phẩm chế biến tăng theo, nhưng chi phí đầu vào cũng tăng bởi ảnh hưởng của tỷ giá tăng; và như vậy thì phần lợi nhuận còn lại để tăng năng lực sản xuất nhằm tăng lượng xuất khẩu là khá hạn chế.

Còn đối với các loại hàng hóa là nguyên liệu thô chưa chế biến, việc tăng tỷ giá làm tăng lợi nhuận. Nhưng dòng lợi nhuận này lại đổ vào đầu tư các lĩnh vực khác chứ không đầu tư để tăng năng suất.

Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu các loại, nguyên vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến, ô tô, máy móc thiết bị phụ tùng,... Các loại mặt hàng này đều là những loại nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, hoặc là các thành phẩm đã được chế biến.

Như vậy, khi tăng tỷ giá, thì lượng nhập khẩu giảm là không nhiều vì doanh nghiệp, hay cá nhân, vẫn bắt buộc phải nhập về để duy trì sản xuất và trao đổi. Gánh nặng tỷ giá tăng sau đó sẽ được san sẻ bằng việc tăng giá bán thành phẩm.

Như vậy, có thể kết luận rằng, đối với Việt Nam, tác động tích cực của việc phá giá nội tệ để giảm nhập siêu là rất hạn chế.

Thu nhập cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến nhập siêu vì nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng và sẽ tăng nhập khẩu.

Việc tăng lượng tiền quá lớn vào nền kinh tế trong giai đoạn 2006 - 2007 khiến người dân “mạnh tay” hơn trong việc chi tiêu, doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào các loại máy móc thiết bị, dây chuyền (dù đã là công nghệ cũ trên thế giới), nhà nước đầu tư dàn trải các lĩnh vực với số vốn khổng lồ (nhưng lại không hiệu quả)...

Một hệ quả tất yếu là con số nhập siêu năm 2008 cao kỷ lục.

Bên cạnh đó, tác động của việc phá giá nội tệ còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác, như:

Hàng rào thuế quan từ khi gia nhập WTO đang dần được tháo bỏ, làm tăng mức độ sẵn sàng nhập khẩu của các doanh nghiệp và tư nhân do việc giảm thuế nhập khẩu.

Tổng chi tiêu của người dân Việt Nam cũng ở mức cao trên thế giới, với khoảng trên 70% tổng thu nhập. Điều này cũng được đo lường bởi chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam là khá lớn.

Nhìn vào số liệu tỷ giá từ năm 2000 trở lại đây, tỷ giá hối đoái thực có chiều hướng giảm do lạm phát trung bình ở Việt Nam cao hơn so với Mỹ.

Như vậy, mặc dù tỷ giá hối đoái danh nghĩa tăng, thì tỷ giá hối đoái thực giảm đã kích thích nhập khẩu nhiều hơn. Kết quả là lượng nhập siêu tăng dần qua các năm. Đây cũng chính là lý do vì sao nhiều ý kiến cho rằng đồng tiền Việt Nam hiện tại được định giá quá cao so với đồng đô la Mỹ.

Việt Nam tồn tại hai thị trường trao đổi ngoại tệ: chính thức và tự do (xuất phát từ thực trạng kinh tế và cơ chế quản lý ngoại hối). Mức độ chênh lệch giữa hai thị trường này chính là chỉ tiêu đo lường cho tình trạng cung cầu ngoại tệ.

Khi tỷ giá thị trường không chính thức tăng cao, các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp và cá nhân đều phải giao dịch vượt mức tỷ giá niêm yết.

Đó là nguyên nhân vì sao khi có áp lực giảm giá tiền đồng thì tác động cũng được đánh giá ngang với khi phá giá tiền đồng. Hơn nữa, sau khi chịu áp lực giảm giá mạnh, Ngân hàng Nhà nước thường sẽ phải phá giá tiền đồng.

Như vậy, phá giá nội tệ đúng là có làm giảm nhập siêu nhưng đối với Việt Nam thì không nhiều. Vậy, khi sử dụng biện pháp phá giá cần phải cân nhắc đến hệ số co giãn của từng loại hàng hóa xuất nhập khẩu chính liên quan trong từng thời kỳ, đánh giá các tác động tiêu cực đến các chỉ tiêu vĩ mô khác để có thể lượng hóa được chính xác và đầy đủ các mặt.

Tái cấu trúc lại nền sản xuất trong nước, cải thiện lại tình trạng xuất khẩu tài nguyên. Thực hiện phá giá cần minh bạch, có tín hiệu rõ ràng nhằm tạo sự kỳ vọng giảm giá nội tệ ổn định và giảm dần theo thời gian, đồng thời giảm thiểu các bất ổn vĩ mô liên quan.

Nguyễn Ngọc Thạch Giám đốc Tài chính LQI Investment

 

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Cải tạo chung cư cũ: Có thể được trả góp trong 10 năm
  • Lạm phát ở Trung Quốc: Nguyên nhân và giải pháp
  • Cuộc đua lãi suất chưa có điểm dừng
  • IMF: Dự trữ ngoại hối Việt Nam còn thấp
  • Người dân đổ xô đi gửi tiết kiệm ngắn hạn
  • CG: Liệu lạm phát có tiếp tục leo thang?
  • Tín dụng vừa vặn mục tiêu
  • Lợi nhuận ngân hàng: Kẻ cán đích, người hụt hơi!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!