Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phân bổ vốn NSNN vẫn nặng tính chủ quan

Trong giai đoạn 2007 - 2010, chi đầu tư phát triển nguồn Ngân sách Nhà nước (NSNN) tiếp tục tăng tỷ trọng đầu tư cho các địa phương quản lý.

Đây là kết quả được đưa ra trong báo cáo "Tình hình thực hiện quyết định số 210/2006/QĐ-TTg và các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn NSNN giai đoạn 2007 - 2010" của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc Hội.

Cụ thể, năm 2007, chi đầu tư phát triển do địa phương quản lý đã tăng từ 60,8% năm 2007 lên 69,8% năm 2010, trong khi đó chi đầu tư do các cơ quan trung ương quản lý giảm từ 39,2% (2007) xuống 30,2% (2010).

Về phân bổ NSNN đối với các ngành, lĩnh vực cũng có sự dịch chuyển cân đối hơn. Tỷ trọng chi đầu tư từ NSNN cho lĩnh vực kinh tế so với tổng chi tiêu đầu tư phát triển có xu hướng giảm từ 51,7% (2007) xuống 46,3% (2010).

Tăng tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, từ 18% (2007) lên 20,5% (2010), ngành giao thông vận tải từ 21% (2007) lên 22,6% (2010),...

Đặc biệt lĩnh vực xã hội tiếp tục được quan tâm, tỷ trọng tăng từ 43,7% (2007) lên 49,1% (2010), trong đó một số ngành, lĩnh vực đặc biệt được chú trọng như: giáo dục và đào tạo tăng 5,2%, y tế, xã hội tăng 1,2%, khoa học công nghệ tăng 0,6%.

Như vậy, việc phân bổ vốn trong 4 năm qua, cơ bản đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của nền kinh tế như hoàn thiện kết cấu hạ tầng và kinh tế, đồng thời tập trung phát triển nguồn nhân lực, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo...

Tuy nhiên, đối với việc phân bổ NSNN cho một số dự án mục tiêu, các Bộ quản lý được giao chủ trì quản lý chưa xây dựng các tiêu chí, định mức phân bổ vốn, dẫn đến việc phân bổ chưa được lượng hóa và còn mang tính chủ quan.

Nội dung, đối tượng sử dụng vốn nhiều chương trình bổ sung có mục tiêu còn trùng lặp, nhưng việc lồng ghép chưa được thực hiện tốt, đã hạn chế hiệu quả việc sử dụng các nguồn vốn này.

(bee)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Sức ép hạ lãi suất làm giảm niềm tin thị trường
  • Thu hút vốn đầu tư nước ngoài Nhận diện những hạn chế
  • Tín dụng tăng chậm, ngân hàng lo ảnh hưởng đến lợi nhuận
  • Bất động sản trông chờ “mùa gặt” cuối năm
  • Đừng quá ỷ lại vào các NHTW
  • Chủ nhân Nobel Kinh tế 2008 Paul Krugman: Nước Mỹ đang đi vào bóng tối
  • Vì sao lãi suất chưa giảm?
  • Giảm lãi suất: Đã “hẹn” mà khó đến?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!