Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phân tích-Dự báo: Các nền kinh tế châu Á cần chủ động đối phó với lạm phát

Các nhà phân tích cho rằng sự yếu kém kéo dài của kinh tế Mỹ và châu Âu có thể không đáng ngại bằng những khó khăn của châu Á trong năm 2011 do khu vực này phải đối phó với sức ép lạm phát.

Lạm phát là một thực tế

Châu Á sẽ dẫn đầu mức tăng trưởng toàn cầu năm 2011 do Trung Quốc có khả năng đạt mức tăng trưởng khoảng 10% (dự báo của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc). Nhờ phản ứng mạnh mẽ ở Mỹ và châu Âu ngay khi chuẩn bị rơi vào đợt suy thoái lần 2, châu Á đang giảm bớt các chương trình kích cầu được áp dụng trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính.

Những nỗ lực tạo công ăn việc làm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ mới đây buộc nhiều quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương phải hành động để hạn chế sức ép giá cả tăng ngoài vòng kiểm soát.

Duncan Wooldridge, nhà kinh tế của Liên minh Ngân hàng Thụy Sĩ (UBS) nói trừ Nhật Bản, lạm phát giá tiêu dùng ở châu Á đã và đang tăng trung bình khoảng 5%.

Thực tế có một vấn đề đang diễn ra ở thời điểm này là lạm phát.

Lạm phát giá tiêu dùng trong tháng 11/2010 của Trung Quốc tăng 5,1%, mức cao nhất trong 28 tháng qua. Chính phủ Trung Quốc đã nâng lãi suất trong tháng 10/2010, lần đầu tiên kể từ khi diễn ra cuộc khủng hoảng và chuyển chính sách tiền tệ từ “tương đối lỏng lẻo” sang “thận trọng” nhằm thắt chặt tín dụng trong năm 2011. Chính phủ Trung Quốc cũng hết sức chú trọng giá lương thực, hiện chiếm tới 3/4 mức tăng lạm phát và ra lệnh nghiêm cấm tình trạng đầu cơ hàng hóa, quy định giá dầu lửa thích hợp và trợ giá cho người nghèo.

Nhưng theo dự báo, những khó khăn do thời tiết như hạn hán ở phía Nam Trung Quốc, lũ lụt ở Pakistan, Thái Lan và một số nước khác sẽ tiếp tục đẩy giá lương thực cao hơn nữa vào giữa năm tới.

Tình thế khó khăn   

Tuy nhiên lạm phát vẫn đang là mối đe dọa, đặc biệt đối với các nền kinh tế mới nổi hiện đang thu hút các nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư muốn tìm kiếm lợi nhuận cao hơn ở Mỹ. Khả năng thanh toán tiền mặt tăng đang tạo sức ép lên các nền kinh tế châu Á, khiến họ hoặc phải nâng tỷ lệ lãi suất hoặc phải để đồng nội tệ tăng giá hơn nữa so với đồng USD yếu kém.

Nhà kinh tế độc lập Andy Xie (tại Thượng Hải) nhận định các nền kinh tế mới nổi có thể ngăn chặn lạm phát nếu họ quyết tâm. Nhưng ông cho rằng một chiến lược hiệu quả đòi hỏi các nước phải tăng tỷ giá hối đoái  tới 50% và tăng lãi suất khoảng 10%. Tuy nhiên cơ hội thực hiện được chính sách này, theo Andy Xie là hết sức khó khăn.

Một bản báo cáo của Thị trường Chứng khoán Macquarie đánh giá, giải quyết tốt vấn đề giữa tăng trưởng quá thấp và lạm phát quá cao là một thách thức, đặc biệt đối với châu Á. Nhật Bản  hiện đang đối mặt với kịch bản như vậy.

Mặc dù nền kinh tế Nhật Bản đã phục hồi trong quý III/2010, nhưng mức tăng đó sẽ giảm khi nhu cầu bên ngoài tăng chậm và đồng Yên mạnh sẽ bất lợi cho xuất khẩu, trong khi giảm phát ở nước này tiếp tục hạn chế mức tăng trưởng.

Người Mỹ bị tác động mạnh của suy thoái kinh tế nên không thể tiếp tục chi tiêu mạnh mẽ như 2 thập kỷ trước để thúc đẩy tăng trưởng, do đó sự phục hồi của nước Mỹ cũng ngày càng phụ thuộc khả năng phục hồi nhanh chóng của châu Á.

(Theo Nguyễn Chiến // Tin Chính phủ)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • 8 thành phố khát vốn đầu tư ở Mỹ
  • Nhà đầu tư ngoại “nhòm ngó” thị trường thông tin tín dụng
  • “Lên sàn” lấy vốn
  • Bất động sản… ‘bất động’ mùa cao điểm
  • Bank of America: Các thị trường mới nổi tăng trưởng 6,4% vào năm 2011
  • TPHCM - Chương trình nhà ở tái định cư. Bài 4: Nhà tái định cư kiểu mẫu
  • TPHCM - Chương trình nhà ở tái định cư: Bài 3: Mua bán suất tái định cư, bao giờ chấm dứt?
  • Loại bỏ nhà siêu mỏng, siêu méo: Đâu vẫn hoàn đấy!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!