Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quốc tế hóa đồng NDT: Còn lắm chông gai

Tuy đạt được một số tiến bộ trong chính sách quốc tế hoá đồng nhân dân tệ (NDT), song vẫn còn rất nhiều chông gai trên con đường để NDT thực sự trở thành đồng tiền toàn cầu.

Trong năm qua, Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp  mạnh mẽ để quốc tế hoá đồng NDT như cho phép 20 tỉnh, thành thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế bằng đồng tiền này; ký các thoả thuận trao đổi tiền tệ với Hàn Quốc, Hong Kong, Malaysia, Indonesia, Belarus và Argentina.

Đến tháng 7/2010, Trung Quốc cho phép tự do hoá thị trường đồng NDT liên ngân hàng tại Hong Kong,  theo đó các thể chế tài chính ở đặc khu hành chính này không bị hạn chế trong việc mở tài khoản bằng đồng NDT cho khách hàng, được tự do chuyển đồng NDT giữa các tài khoản và đưa ra các sản phẩm đầu tư bằng đồng tiền này. Tháng 10/2009, tại thị trường Hong Kong, Chính phủ Trung Quốc đã phát hành 6 tỷ NDT trái phiếu quốc tế và ngày 22/11 vừa qua tiếp tục công bố kế hoạch phát hành thêm 8 tỷ NDT trái phiếu quốc tế nữa.

Tình hình quốc tế cũng có những điều kiện thuận lợi để đồng NDT mở rộng sự hiện diện trên toàn cầu. Do lãi suất của đồng USD gần bằng không nên lãi suất tiền gửi bằng đồng NDT ở nước ngoài trở nên hấp dẫn hơn. Kỳ vọng đồng NDT tăng giá trong tương lai cũng làm các tổ chức và cá nhân nước ngoài có xu hướng nắm giữ thêm đồng NDT. Chính điều này giải thích cho việc tiền gửi bằng đồng NDT ở Hồng Công đã tăng mạnh, từ 58,2 tỷ NDT trong tháng 9/2009 lên 149,3 tỷ trong tháng 9/2010.

Khối lượng giao dịch thương mại được thực hiện bằng đồng NDT trong năm 2010 tăng lên cũng chứng tỏ sự gia tăng nhu cầu của thị trường đối với đồng tiền này. Giá trị các giao dịch thương mại bằng đồng NDT trong tháng 8-9 đã vượt mức 50 tỷ NDT, so với mức gần 10 tỷ NDT trong khoảng thời gian từ tháng 3-5. Theo số liệu của ngân hàng HSBC, trong 6 tháng đầu năm 2010, các công ty nước ngoài đồng ý nhận tiền thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu của họ vào Trung Quốc bằng NDT chiếm đến 80-90% tổng các thanh toán thương mại bằng tiền này. Các công ty nhập khẩu hàng từ Trung Quốc không muốn chi trả bằng NDT vì sự khan kiếm đồng tiền này.

Tuy nhiên, mạng phân tích và tư vấn kinh tế EIU của tạp chí The Economist (Anh) cho rằng vẫn còn một số rào cản để đồng NDT trở thành đồng tiền quốc tế. Thị trường trái phiếu bằng đồng tiền này vẫn còn khiêm tốn và thị trường vốn của Trung Quốc khiều khả năng sẽ vẫn khép kín trong một thời gian dài nữa. Việc nắm giữ đồng NDT chỉ tốt cho một số công ty muốn có đồng tiền này trong tay để thuận tiện hơn trong các giao dịch với Trung Quốc đại lục.

Có những thông tin nói rằng Trung Quốc có thể đưa ra một chương trình mới thuộc chương trình Các nhà đầu tư, tổ chức nước ngoài đủ tiêu chuẩn (QFII)- chương trình đặt ra những hạn ngạch, theo đó các tổ chức được phép sẽ được đầu tư vào thị trường tài chính lục địa, chủ yếu dành cho những người nắm giữ đồng NDT. Tuy nhiên, với việc Trung Quốc đang phải cố gắng kiềm chế lượng tiền mặt trong nền kinh tế nội địa hiện nay, nhiều người trong giới hoạch định chính sách nước này cho rằng chương trình mới có thể đưa ra tín hiệu sai lệch và đẩy giá tài sản leo cao.

Giới phân tích cho rằng với việc Chính phủ Trung Quốc đang phải tập trung vào kiểm soát tính thanh khoản trên thị trường nội địa và kiềm chế tình trạng mua NDT để đầu cơ, động lực thúc đẩy việc sử dụng đồng tiền này trong thương mại sẽ giảm đi. Trung Quốc cũng vẫn kiểm soát chặt chẽ dòng vốn vào, mà việc rỡ bỏ các rào cản kiểm soát này sẽ mất nhiều thời gian và đòi hỏi việc tự do hoá hơn nữa trong chính sách lãi suất và hối đoái. Do đó, sau những tiến bộ trong đầu năm 2010, tiến trình quốc tế hoá đồng NDT trong những tháng tới sẽ trở nên trầm lắng hơn.

(tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Những ngân hàng đi ngược dòng lãi suất
  • Kiểm soát căn cơ dòng vốn ngoại quay lại bất động sản
  • “Bắt bệnh” để phát triển thị trường BĐS
  • Những “nẻo đường” lãng phí
  • Chỉ số bất động sản có 'kìm cương' được thị trường nhà đất?
  • Lúng túng USD - lãi suất: Bao giờ hết theo đuôi thị trường?
  • Quản lý Sàn giao dịch BĐS : Bất cập còn dài
  • Các ngân hàng Mỹ có thể thiếu hàng trăm tỷ USD vì quy định của Basel III
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!