Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Siết quản lý USD, nguồn vốn lớn về đâu?

Với sự thắt chặt quản lý USD, sự chao đảo của vàng, sự phập phồng của chứng khoán và sự bấp bênh của bất động sản, nguồn vốn lớn sẽ chảy về kênh đầu tư nào?

Chuyển USD sang VND?

Theo lập luận của các chuyên gia, khi nâng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc lên sẽ khiến chi phí vốn tăng lên, buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay USD. Cùng với đó là các quy định mới về cho vay sẽ khiến cho việc vay vốn bằng USD khó khăn hơn. Điều đó sẽ khiến các DN phải tính toán kỹ hơn và xu hướng chung là sẽ hạn chế vay ngoại tệ vì chi phí đắt đỏ hơn.

Trong khi đó, không chế trần huy động lãi suất USD sẽ khiến cho lợi nhuận từ việc gửi tiết kiệm USD không còn hấp dẫn. Người dân sẽ bị giảm động lực nắm giữ USD và sẽ chuyển sang loại tiền tệ và tài sản khác. Thậm chí, khi đầu ra bị siết chặt thì lãi suất còn có thể giảm sâu hơn quy định vì nhu cầu USD sụt giảm. Đây là bước đi hiệu quả để thực hiện mục tiêu hạn chế gửi và cho vay USD chuyển sang cơ chế mua bán.

Một trong những kỳ vọng lớn nhất của ngân hàng và chuyên gia là những điều chỉnh này sẽ tác động trực tiếp đến nhu cầu và thói quen găm giữ USD trong người dân. Một trong những điều dễ thấy là người dân có thể sẽ bán USD lấy VND để gửi tiền kiếm lãi. Đây là nhận định hoàn toàn đúng về mặt tính toán. Tuy nhiên, thực tế có xảy ra điều đó như mong đợi hay không thì chưa thể khẳng định.

Gửi VND có lợi hơn USD. Đây là câu khẳng định của rất nhiều chuyên gia, các ngân hàng khi tính toán lãi suất VND, so sánh với lãi suất USD và có cộng thêm điều chỉnh tỷ giá. Đã rất nhiều lần, người ta nói đến điều này đưới dạng tư vấn hay một phương án kinh doanh nhưng dường như điều này không khiến người dân từ bỏ thói quen găm giữ.

Bên cạnh một số ít đối tượng xem USD như một kênh đầu cơ, kinh doanh và kiếm lợi thì đa số người dân lại thường xem USD là một loại tài sản tích trữ để bảo toàn giá trị. Thực tế, điều này có thể xuất phát từ thói quen nhưng rồi với sự lạm phát lên cao liên tục khiến VND mất giá khá mạnh, tỷ giá được điều chỉnh liên tiếp... khiến cho một thói quen đã trở thành một toan tính, hay đúng hơn là một phương án lựa chọn cho sự an toàn tài chính.

Không phải bây giờ lãi suất USD mới xuống thấp và lãi VND lên cao, mà tình huống này đã từng xảy ra. Nó không hẳn xuất phát từ những quy định hành chính nhưng cũng không khiến người dân từ bỏ nắm giữ USD. Họ vẫn có quyền giữ tài sản bằng USD và họ tin rằng đó là một phương án tốt vì tiện dụng và không bị mất giá. Nên dù đã có khi lãi suất thấp thì chưa mấy khi người ta nghĩ đến chuyện chuyển USD qua VND. Thậm chí, mỗi khi có biến động USD, dù giảm hay lên thì người dân còn tranh thủ mua thêm vào như một sự lựa chọn phổ biến.

Vì thế, hy vọng người dân chuyển USD sang VND không thể chỉ trông chờ vào sự chênh lệch lãi suất. Mà điều quan trọng là để người dân có niềm tin hơn vào sự ổn định kinh tế và đồng tiền bản địa. Cụ thể hơn, đó chính là sự ổn định vĩ mô với một nền lạm phát thấp, giá trị đồng tiền bản địa được ổn định và gia tăng. Đi cùng với đó là tỷ giá ổn định dài hạn, không có những điều chỉnh mạnh và gây sốc như thời gian qua.

Bởi vì gửi và vay USD hay đồng tiền khác, tích trữ USD hay các tài sản khác đều chỉ là sự lựa chọn phương tiện để thực thi mục tiêu bảo toàn và gia tăng giá trị tài sản. Người dân sẽ không cần một sự thúc ép nào mà họ sẽ tự tìm đến phương án mà họ có niềm tin về sự an toàn. Vì thế, sau những bước đi đầu tiên thông qua các điều chỉnh chính sách và cả quyết định hành chính thì cần hướng đến một sự ổn định dài hạn về kinh tế và tiền tệ mới có được một thị trường ngoại hối lành mạnh hơn.

Không USD: chọn kênh đầu tư nào?


Có thể sẽ có một phần vốn ngoại tệ chuyển qua VND để hưởng lãi suất cao. Một phần có thể sẽ tiếp tục gửi USD với tâm lý chắc ăn. Nhưng còn lại, nguồn vốn sẽ chuyển vào đâu để người dân vừa bảo toàn tài sản lại vừa có lãi. Đó là mối quan tâm không chỉ của người có vốn mà còn cả của các ngân hàng và kênh đầu tư khác.

Có thể có đến hàng tỷ USD được người dân nắm giữ dưới dạng gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Nay số tiền này sinh lãi thấp sẽ có một nguồn vốn lớn được chuyển đổi để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Vậy đâu sẽ là điểm đến của kênh đầu tư này: vàng, chứng khoán, bất động sản...?

Vàng đang trong giai đoạn chao đảo giá cả và đầu tư vào vàng thực sự là mạo hiểm cho những người không phải là đầu cơ chuyên nghiệp thì đây hẳn là một quyết định đầu tư nhiều mạo hiểm và có vẻ như đa só người dân vẫn mua vàng nhưng với một tâm lý tích trữ nhiều hơn.

Chứng khoán đang trong thời điểm sụt giảm và được cho là thời điểm để bắt đầu mua vào. Tuy giá đã được cho là rẻ nhưng bao giờ mới tăng trở lại thì không có câu trả lời. Những ngày tháng tích cực của chứng khoán vẫn còn xa vời và mong ước "bao giờ cho tới ngày xưa" chắc sẽ còn phải đợi chờ.

Thực tế, tỷ giá sau cú điều chỉnh mạnh đầu năm 2011 đã không còn được nhiều nhà đầu tư quan tâm và không phải là yếu tố gây tác động lớn cho chứng khoán. Mà điều người ta mong đợi của chứng khoán hiện nay ổn định vĩ mô, lạm phát giảm, lãi suất hợp lý và nhất là sự quay lại của dòng tiền đầu tư kể làm đòn bẩy.

Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra thì từ những yếu tố vĩ mô cho đến những vấn đề kỹ thật đều chưa có lợi cho chứng khoán. Và điều này còn có thể kéo dài. Vậy sự lơ lửng của chứng khoán có đủ thuyết phục để người dân từ bỏ một nơi dù lợi nhuận thấp nhưng ổn định sang một nơi chưa có nhiều chắc chắn? Tuy nhiên, người ta vẫn có quyền hy vọng những ổn định từ thị trường tiền tệ sẽ có tác động tích cực lên chứng khoán.

Trong khi đó, bất động sản lại có thể mong đợi những "niềm vui bất ngờ". Giá BĐS dù có giảm tý chút ở miền Nam nhưng lại đang tăng lên ở Miền Bắc. Trong khi đó sự lên giá của nhiều loại vật liệu xây dựng, điều chỉnh các chính sách bất động sản thời gian qua đã khiến cho chi phí đầu tư bất động sản lên cao hơn... Thực tế là giá vẫn tăng và đầu tư vẫn có lãi. Và thực tế đó liệu có thể khiến nhà đầu tư chọn kênh đầu tư vốn được mệnh danh "không sợ lỗ này"? Trong khi đó, với nguồn hàng đa dạng, sự lựa chọn ngày càng nhiều và rất nhiều ưu đãi để cạnh tranh bán hàng đã khiến cho bất động sản vẫn có những nét sôi động riêng. Và như thế thôi có vẻ như đã đủ cho nhiều người giải ngân.

Tuy nhiên, tất cả mới chỉ là sự đoán, chỉ có một điều chắc chắn là một nguồn vốn lớn có thể sẽ dịch chuyển, ngân hàng sẽ mua được nhiều USD để tăng cung nhưng dòng vốn này sẽ hướng đến đâu đang là câu hỏi cho thị trường, cho nhà đầu tư và cho cả nhà quản lý để tính toán những bước tiếp theo trong lộ trình ổn định kinh tế vĩ mô.

(vef)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Quản lý ngoại hối của Việt Nam qua con mắt chuyên gia
  • Quản lý USD: “Thắt” bên nọ, sẽ “phồng” bên kia
  • Bốn mươi năm "nổi loạn" của vàng
  • Vốn cho thị trường BĐS: Tháo gỡ cách nào?
  • Lãi USD lặp lại “nghịch lý” VND
  • “Chợ đen mua bán đô la” ngóc đầu dậy ở Ai Cập
  • Đô-la dư thừa đã "chạy" đi đâu?
  • Ổn định kinh tế vĩ mô: Liều thuốc hóa giải găm giữ ngoại tệ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!