Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Standard Chartered: Lạm phát ở Việt Nam không phải là mối đe dọa lớn

Ngân hàng Standard Chartered vừa đưa ra báo cáo mới về tình hình kinh tế  Việt Nam với nhận định lạm phát không phải là mối đe dọa trước mắt với Việt Nam và Việt Nam cần có chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế.

Cung tiền được coi là một trong những nguyên nhân chính gây lạm phát hiện nay  Ảnh: Hồng Vĩnh

Theo các chuyên gia kinh tế, mức lạm phát hiện nay có nguyên nhân chủ yếu từ cung tiền.

Mức tăng 8,4 phần trăm trong bảy tháng đầu năm được coi là cao so với tốc độ tăng trưởng GDP và sẽ gây khó khăn trong việc chống lạm phát khi mà suy thoái kinh tế đang ở đáy.

Kinh tế chậm phục hồi, trong khi lạm phát tăng cao, sẽ là giai đoạn khó khăn trong việc quyết định đẩy mạnh đầu tư tiếp, hay kích cầu. 

Minh Duy

Theo ông Tai Hui, trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực Đông Nam Á  của Ngân hàng Standard Chartered, nhu cầu trong nước đang có những dấu hiệu phục hồi trong khi hoạt động xuất khẩu vẫn đang rất ảm đạm.

Kim ngạch xuất khẩu giảm 10 phần trăm trong nửa đầu năm 2009 so với cùng kì năm ngoái, sản lượng công nghiệp vẫn ở mức thấp. Điểm mạnh của nền kinh tế lúc này là dịch vụ bán lẻ.

“Chúng tôi cho rằng lạm phát do nhu cầu gia tăng không phải là mối đe dọa lớn trong năm 2009. Năm nay những ngành kinh tế phát triển vượt trội là xây dựng, vận tải, truyền thông, môi giới tài chính, thị trường bán lẻ và bán buôn. Tuy nhiên, những ngành khác như nông nghiệp, sản xuất, khách sạn, và bất động sản đang có dấu hiệu đi xuống”- Ông Tai Hui nhận định.

Tương lai gần, một vài yếu tố về mặt cấu trúc nền kinh tế sẽ thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong khi một số khác vẫn sẽ giữ nguyên ngay cả khi tốc độ tăng trưởng chậm ở một nền kinh tế đang trên đà đi lên.

Lo cơ sở hạ tầng

Bản báo cáo cho biết, theo dự báo của Liên Hiệp Quốc, dân số Việt Nam sẽ tăng từ 85 triệu lên tới 110 triệu người vào năm 2035 và 2/3 trong số đó sẽ đóng vai trò thúc đẩy kinh tế. Đây sẽ là nguồn nhân lực dồi dào cho ngành sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Nhìn vào các con số tăng trưởng thực tế ở các nước châu Á, sức mua của Việt Nam sẽ tăng gấp đôi trong vòng sáu đến bảy năm tới.

Việt Nam, với một nền chính trị ổn định và chi phí sản xuất thấp, luôn được coi là lựa chọn cho các doanh nghiệp châu Á (đặc biệt là các doanh nghiệp tới từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc).

Tuy nhiên, trở ngại lớn mà Việt Nam phải đối mặt trong thời gian tới là hoàn thiện cơ sở hạ tầng để đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài.

“Thực trạng cơ sở hạ tầng hiện nay của Việt Nam khó có thể đáp ứng được tốc độ phát triển nhanh và nhu cầu ngày càng gia tăng về quản lý chuỗi kết nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Bên cạnh lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp cũng là ngành mang lại lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam, và được kỳ vọng là đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” - Bản báo cáo đánh giá.

(Theo Phạm Tuyên // Tienphong Online)

Bài thuộc chuyên đề: Khủng hoảng kinh tế - Việc làm - Thất nghiệp

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Khủng hoảng tài chính và ý tưởng thành lập Quỹ Tiền tệ châu Á
  • Quan điểm của ADB: Việt Nam nên sớm kết thúc kích cầu
  • ANZ: Rủi ro kinh tế của Việt Nam đã giảm
  • Làm gì để doanh nghiệp không găm giữ USD?
  • Các ngân hàng TMCP: Lãi từ đâu ?
  • 6 tháng cuối năm: Ngành Ngân hàng phấn đấu tăng trưởng tín dụng 25-27%
  • FDI trên thế giới sẽ phục hồi trong năm 2010 và tăng mạnh trong năm 2011
  • Thị trường bảo hiểm vẫn hấp dẫn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!