Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ: Hầu hết dự án tăng mức đầu tư

Thảo luận về phương án phân bổ vốn trái triếu Chính phủ năm 2011, ngày 7- 1, trong phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính- Ngân sách cho biết, có nhiều dự án không chỉ điều chỉnh giá nhân công, vật liệu, giá đền bù giải phóng mặt bằng... mà còn điều chỉnh cả về quy mô dự án.

Đặc biệt, có nhiều dự án, công trình điều chỉnh tổng mức đầu tư lên nhiều lần so với tổng mức đầu tư ban đầu, nhất là so với vốn trái phiếu Chính phủ.

Thậm chí, có dự án nằm ngoài danh mục quy định trong Nghị quyết 881 của UBTVQH nhưng vẫn được bố trí vốn, được bổ sung vào danh mục phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011.

Theo Ủy ban Tài chính - Ngân sách, tổng mức đầu tư ban đầu của các dự án, công trình thuộc danh mục đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003-2010 là 246.447 tỷ đồng. Nhưng hiện nay, theo tổng hợp của Bộ KH&ĐT, tổng mức đầu tư điều chỉnh cho các bộ, ngành, địa phương đã lên tới 558.654 tỷ đồng, tăng hơn hai lần.

Lý do là hầu hết dự án đều điều chỉnh tổng mức đầu tư so với phê duyệt ban đầu, dự án điều chỉnh lên 3-4 lần, thậm chí hàng chục. Cá biệt có những dự án vừa thi công vừa đấu thầu vừa điều chỉnh tổng mức đầu tư.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc lo ngại, có tình trạng các địa phương, đơn vị lập ra dự án và đặt nhiệm vụ cho trung ương bố trí vốn.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Võ Hồng Phúc đề nghị, trước mắt phân bổ 45.000 tỷ đồng vốn trái phiếu cho năm 2011 theo phương án Chính phủ đã trình, sau đó rà soát tiếp. "Điều chỉnh về giá, nhân công là phải chấp nhận còn về quy mô tôi không bao giờ chấp nhận"- Ông Phúc nói.

(Theo Tienphong Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • 2011: Lạc quan và thách thức
  • Vốn cho thị trường bất động sản: Đâu là giải pháp?
  • Vì sao ngân hàng 'loạn đua' lãi suất?
  • Lãi suất, tỷ giá năm 2011: Chưa hết lo
  • Huy động đôla để 'cứu' tiền đồng
  • Có phải “đầu tư không dẫn tới lạm phát”?
  • Đầu tư ra nước ngoài càng tăng, nỗi lo càng lớn
  • Cửa cho vay vẫn thắt chặt cuối năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!