Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sức ép tỷ giá

Khẳng định "tỷ giá biến động không quá 1% từ nay đến hết năm" của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đầu tuần này khiến nhiều doanh nghiệp vay ngoại tệ vui mừng. Nhưng nhìn tổng quan thì sức ép tỷ giá vẫn còn nguyên và tỷ giá kỳ vọng vẫn chưa thể dẹp bỏ.

Phải thừa nhận, cơ sở để NHNN khẳng định điều này là hoàn toàn thực tế.

Đó là tăng dự trữ bắt buộc thêm 1% để hạn chế vay; dự trữ ngoại hối 6 tỉ- 7 tỉ USD; cán cân thanh toán thương mại thặng dự khá... Nghĩa là nguồn cung dồi dào, có thể giúp cơ quan quản lý can thiệp thị trường khi cần thiết, giữ cho tỷ giá không thể biến động mạnh. Nếu chỉ nhìn vào nguồn cung, có thể tạm an tâm. Tuy nhiên, việc "lờ" đi lực cầu, yếu tố quan trọng nhất gây sức ép lên tỷ giá của NHNN khiến cho tuyên bố trên trở nên thiếu thuyết phục. Chúng ta đều biết cầu ngoại tệ căng thẳng nhất là vào dịp cuối năm khi nhu cầu thanh toán, nhập hàng hóa, nguyên liệu của các doanh nghiệp để phục vụ mùa tết tăng vọt. Năm nay cũng không ngoại lệ. Thậm chí, việc CPI giảm nhẹ vào cuối năm sẽ khiến sản xuất mở ra. Nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu, nhất là những ngành nghề đang "đói" nguyên liệu những tháng gần đây sẽ tăng cao. Hoặc thị trường vàng "bùng" lên một vài lần, buộc phải xuất ngoại tệ, nhập khẩu vàng để bình ổn như đã từng làm... cũng đủ gây áp lực lên tỷ giá trong thời gian tới. Chưa kể tuyên bố "neo" tỷ giá của NHNN như nói trên sẽ khiến doanh nghiệp càng "mặn" vay ngoại tệ hơn. Bởi rủi ro tỷ giá, yếu tố đáng lo nhất trong việc vay ngoại tệ được loại bỏ trong khi lãi suất USD dù tăng (do tăng dự trữ bắt buộc) thì độ "chênh" giữa lãi suất VNĐ và USD vẫn cao. Vay USD đương nhiên vẫn có lợi hơn và doanh nghiệp, chẳng dại gì không chọn ngoại tệ này trong phương án vay vốn của mình.

Trên thực tế, việc biến động tỷ giá phụ thuộc vào cung - cầu. Nên chỉ cân đối cung - cầu mới chắc chắn được việc "neo" tỷ giá ở biên độ thấp như nói trên. Ngược lại, nếu cầu vẫn lớn hơn cung, ngay cả khi NHNN dùng mọi biện pháp để "ép" tỷ giá thì chắc chắn tình trạng 2 giá mà ta đã nỗ lực rất nhiều để dẹp bỏ sẽ tái xuất trở lại. Thiếu định lượng sẽ dẫn đến thiếu niềm tin và sẽ không thể loại bỏ được tỷ giá kỳ vọng.

Ổn định tỷ giá là điều cần thiết nhưng trong bối cảnh lực cầu còn quá lớn, tiền đồng đang được định giá quá cao, cần phải điều chỉnh thì mọi tuyên bố đều là quá sớm và không đủ sức thuyết phục. Cái mà doanh nghiệp cần là một lộ trình cụ thể để yên tâm, chủ động trong hoạt động kinh doanh chứ không phải một tỷ giá bị ép "cố định" nhưng tiềm ẩn các nguy cơ có thể "bung" ra bất ngờ như đã từng xảy ra. Nên để bao nhiêu, linh hoạt tỷ giá thế nào cho phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường thay vì mục tiêu mang tính thành tích là việc mà NHNN nên làm hiện nay.

Nguyên Hằng

Tuyên bố trách nhiệm:Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

(Thanh Niên Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Bắt 'bệnh' nền kinh tế
  • Phải giảm ngay lãi suất!
  • Vũ Thành Tự Anh:"Ổn định tỷ giá đáng lo hơn sốt vàng"
  • “Nút thắt” trong hợp đồng góp vốn
  • Vàng tác động thế nào đến nền kinh tế và thị trường tài chính?
  • Kinh tế Việt Nam: Chứng khoán lo tỉ giá
  • Vàng, đất, USD... chọn gì?
  • Bơm vốn qua OMO, ‘đòn đánh’ đầu tiên để giảm lãi suất?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!