Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bơm vốn qua OMO, ‘đòn đánh’ đầu tiên để giảm lãi suất?

Có ý kiến cho rằng, nên bơm vốn qua thị trường mở với kỳ hạn dài hơn hiện nay để tạo điều kiện cho ngân hàng hạ lãi suất.

Hạ lãi suất đang là chủ đề nóng nhất trên thị trường tài chính hiện nay, thậm chí TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia còn cảnh báo: “Chúng ta cần tính tới khả năng, nếu không để lãi suất giảm chút ít để doanh nghiệp đầu tư trở lại, thì rất có thể chúng ta sẽ rơi vào tình cảnh vừa đình đốn, vừa lạm phát thì rất nguy hiểm”.

Thế nhưng, đến thời điểm này, nhiều người còn hoài nghi về quyết tâm giảm lãi suất cho vay về 17-19% từ giữa tháng 9 tới, như tuyên bố của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình. Nguyên nhân được đưa ra là hiện tại lãi suất huy động của ngân hàng thương mại ở mức cao, thậm chí lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng có ngân hàng lên tới 20%/năm.

Thông tin mới nhất cho thấy, Ngân hàng Nhà nước đang lên kế hoạch cụ thể về gói giải pháp để giảm lãi suất cho vay, trong đó có tính tới khả năng điều chỉnh một số quy định mang tính hành chính trong Thông tư 13 và 19.

Gói giải pháp thế nào thì cần chờ Ngân hàng Nhà nước công bố, nhưng một số chuyên gia, trong đó có những lãnh đạo uy tín trong giới tài chính, khuyến nghị nên bắt đầu giảm lãi suất từ việc bơm vốn ở mức hợp lý thông qua thị trường mở (OMO).

Theo lý giải của các chuyên gia được NDHMoney tham vấn, thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện tại khá ổn, cho dù vốn bơm ra trên OMO mỗi ngày chỉ còn 1.000 tỷ đồng (không đáng bao nhiêu so với số lượng đông đảo các tổ chức tín dụng), trong khi đó lãi suất qua đêm gần đây giảm tới 2%, các mức lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng giảm.

Điều này cho thấy các tổ chức tín dụng không còn cảnh thiếu vốn đến mức đi “vơ vét” vốn của nhau với lãi suất “cắt cổ”.

Thế nhưng tại sao vẫn còn tình trạng lãi suất huy động kỳ hạn ngắn có ngân hàng vẫn lên tới 20%/năm? Điều này được lý giải là nhiều ngân hàng sợ nhất là bị rút vốn nên buộc phải giữ mặt bằng lãi suất cao, nếu không thì ảnh hưởng đến tổng nguồn vốn, ảnh hưởng đến các quy định về tỷ lệ cho vay/huy động đáp ứng Thông tư 13, 19 của Ngân hàng Nhà nước.

Lo bị rút vốn lúc này còn căng hơn áp lực phải huy động thêm vốn chính là nguyên nhân khiến nhiều ngân hàng phải giữ mặt bằng lãi suất huy động cao. Mà lãi suất huy động cao thì làm sao có thể giảm lãi suất cho vay được.

Để giải quyết vấn đề này, trước hết, theo khuyến nghị của các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước nên điều hòa vốn cho các tổ chức tín dụng thông qua thị trường mở.

Nhưng nếu cứ áp dụng mức lãi suất và kỳ hạn cho vay như hiện nay thì cũng không giải quyết được bài toán giảm lãi suất. Bởi hiện tại, mức lãi suất cho vay là 14%/năm và kỳ hạn là 7 ngày. Với kỳ hạn ngắn như hiện nay, ngân hàng thương mại có đi vay thì mục tiêu cũng chỉ là để giải bài toán thanh khoản - điều mà lúc này họ không cần.

Thực tế cho thấy, theo dữ liệu của Reuters và NDHMoney, trong tháng 7 lượng vốn bơm ròng trên OMO đã giảm mạnh còn dưới 10.000 tỷ đồng, và kể từ ngày 13/7 đến nay mỗi ngày Ngân hàng Nhà nước chỉ còn bơm ra 1.000 tỷ đồng, và cũng hút về lượng vốn tương đương, tức không còn bơm ròng vốn nữa.

Do đó, nếu muốn giúp các ngân hàng thương mại có lượng vốn giá rẻ, và là “phao” cứu sinh mỗi khi có khách hàng dọa rút vốn hay phải “ngậm đắng” huy động từ khách hàng với lãi suất cao cho mục đích cấp thiết, thì kỳ hạn cho vay trên OMO cần nới dài hơn mức 7 ngày và lãi suất cũng có thể thấp hơn mức 14%/năm như hiện nay.

Nhìn lại dữ liệu cho thấy, từ ngày 10/11/2010 – 21/1/2011, Ngân hàng Nhà nước áp dụng kỳ hạn cho vay trên OMO ở mức 7 ngày, sau đó nâng lên kỳ hạn 14 ngày áp dụng từ ngày 24 - 30/1/2011. Và rồi về mức 7 ngày cho đến ngày 19/8/2011.

Nhưng trước ngày 10/11/2010, Ngân hàng Nhà nước áp dụng linh hoạt kỳ hạn 7 ngày, 14 ngày và 28 ngày, tương ứng với mức lãi suất khác nhau. Giới phân tích cho rằng Ngân hàng Nhà nước nên áp dụng lại mức lãi suất và kỳ hạn linh hoạt theo tín hiệu thị trường.

Làm được điều này thì cảnh mặc cả lãi suất ở mức cao như hiện nay của khách hàng sẽ khó còn cơ hội và như vậy, cùng với các giải pháp khác, sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng cùng hạ mặt bằng lãi suất huy động xuống, qua đó làm tiền đề cho việc giảm lãi suất cho vay.

Và do thị trường OMO có đặc thù cho vay ra, sau một thời gian sẽ hút về nên việc cân đối lượng tiền ra-vào nhịp nhàng sẽ tránh được việc bơm vốn “quá liều” có thể tác động xấu tới diễn biến lạm phát.

Duy Cường

Tuyên bố trách nhiệm:Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

(NDHMoney)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thị trường bất động sản: “Tuột dốc cũng tốt!”
  • Chính sách của ngân hàng Nhà nước theo hướng nào?
  • Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan bàn về đầu tư công
  • 4 chiến thuật “né” thua lỗ trong bão vàng
  • Thu hút vốn Nhật hậu thảm họa: Cơ hội không ngồi đợi
  • Chính sách tiền tệ: Từ “thắt chặt” đến “chặt chẽ”
  • Nhiều ngành bị vạ lây từ bất động sản
  • Giảm lãi suất cho vay. Lại có tín hiệu mừng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!