Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tái diễn áp lực tăng vốn với nhiều ngân hàng nhỏ

Đối với các ngân hàng nhỏ, việc tăng vốn trong bối cảnh thị trường hiện nay là không dễ, bởi nhà đầu tư không muốn sở hữu cổ phiếu những ngân hàng này. 

Hiện là cơ hội để thu hút cổ đông chiến lược hỗ trợ các ngân hàng về tài chính

 Theo lộ trình tăng vốn điều lệ tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ, đến hết 31/12/2008, các ngân hàng TMCP phải đạt mức vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng và cuối năm 2010 đạt 3.000 tỷ đồng, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh khi thị trường dần mở cửa. Mặt khác, theo quy định hiện hành, để mở một chi nhánh, đòi hỏi ngân hàng phải đảm bảo mức vốn 20 tỷ đồng, vì vậy không tăng vốn sẽ rất khó khăn. 

Do đó, dù không bắt buộc thì đến cuối năm nay, các ngân hàng có vốn 1.000 tỷ đồng ít nhất cũng phải nâng lên 2.000 tỷ đồng để đáp ứng lộ trình cho năm sau. Theo kế hoạch đã được đại hội đồng cổ đông thông qua trong kỳ họp đầu năm nay, nhiều ngân hàng sẽ thực hiện việc nâng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng, thậm chí cao hơn, trước khi năm tài chính 2009 kết thúc. Song đến thời điểm này, đối với các ngân hàng có vốn trên 1.000 tỷ đồng, thì kế hoạch trên vẫn chưa được triển khai. 

Chẳng hạn, sau khi hoàn thành kế hoạch tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng trong ngày 19/12/2008, DaiA Bank cho biết, vốn điều lệ sẽ được tăng lên 2.000 tỷ đồng trong năm 2009 để mở 25 điểm giao dịch mới và đến năm 2010, tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng, nhằm đáp ứng đúng lộ trình đưa ra của Chính phủ. Tuy nhiên, trước ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, HĐQT DaiA Bank cho biết, chưa có kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2009. Kế hoạch trong năm nay, DaiA Bank dự kiến thu về 170 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, nhưng đến nay, ngân hàng này vẫn chưa có động tĩnh gì đối với kế hoạch tăng vốn điều lệ. 

Vốn điều lệ của HDBank dự kiến năm 2009 sẽ tăng từ 1.550 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng và sang năm 2010 là 3.000 tỷ đồng, thông qua chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu. Theo HDBank, đây cũng là cơ hội thu hút cổ đông chiến lược để hỗ trợ Ngân hàng về tài chính, kinh nghiệm quản lý. Thế nhưng đến nay, kế hoạch trên của HDBank vẫn chưa được triển khai. 

Hiện trên thị trường còn khoảng 10 ngân hàng cổ phần có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng (DaiA Bank, KienLong Bank, Đệ Nhất, VietBank...), song việc tăng vốn trong bối cảnh thị trường hiện nay là điều không dễ. Thị trường cổ phiếu tuy đã ấm lên, thu hút sự quan tâm trở lại của nhà đầu tư, nhưng với các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ, thì cổ phiếu chưa tăng cao, nhà đầu tư chưa quan tâm nhiều. Một nghịch lý là, ngân hàng không muốn phát hành cổ phiếu giá thấp khi cảm thấy thị trường chứng khoán ấm lên, trong khi nhà đầu tư ngại trả giá cao để sở hữu cổ phiếu ngân hàng nhỏ. 

Vì vậy, để thực hiện kế hoạch tăng vốn trong điều kiện hiện nay, ngân hàng nhắm vào cổ đông lớn. Ông Cao Văn Đức, Tổng giám đốc VietBank cho biết, việc NHNN đưa ra lộ trình cho các ngân hàng TMCP phải đạt mức vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng vào năm 2010 là hoàn toàn đúng với quy luật phát triển chung, nhằm nâng cao khả năng hoạt động trong điều kiện thị trường dần mở cửa. Theo ông Đức, nếu các ngân hàng có cổ đông lớn với tiềm lực vốn cao, thì việc thực hiện kế hoạch trên không quá khó. 

Có thể nói, so với năm trước, phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ hiện không còn quá khó đối với doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nhỏ nói riêng, nhưng vẫn khó hơn nhiều so với cuối năm 2006 và đầu năm 2007. Trên thực tế, cuối năm ngoái, các ngân hàng có vốn điều lệ dưới 1.000 tỷ đồng phải chạy đôn chạy đáo mới đáp ứng được lộ trình tăng vốn theo quy định của NHNN. 

Do đó, theo một chuyên gia trong ngành tài chính, ngay từ thời điểm này, các ngân hàng nên chọn thời cơ thích hợp để tranh thủ phát hành cổ phiếu. Những tháng đầu năm 2009, giá cổ phiếu tăng nhẹ và một số ngân hàng quy mô đã thực hiện được điều này.

(Theo Vân Linh // Báo đầu tư )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Đổi thẻ từ sang thẻ chíp: Nhiều ngân hàng chưa mặn mà
  • Lãi suất thỏa thuận và nỗi lo ngân hàng thương mại
  • Ngân hàng tiếp tục đối diện với bài toán nguồn vốn
  • Tìm nguồn vốn trung dài hạn có quá khó?
  • Rủi ro từ sự “lấn sân” của công ty tài chính
  • Nguy cơ lạm phát từ chính sách tiền tệ nói lỏng
  • TS. Vũ Thành Tự Anh: Bàn về nguy cơ tái lạm phát
  • Sẽ thêm kênh hút vốn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!