Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tại sao nhà đầu tư Mỹ mua trái phiếu chính phủ với lợi tức âm?

- Rủi ro ngành ngân hàng ngày một cao và khả năng thị trường tài chính biến động xấu khiến nhà đầu tư Mỹ chuộng trái phiếu chính phủ dù mức lợi tức âm.

Hôm đầu tuần, Bộ Tài Chính Mỹ đấu thầu 27 tỷ USD trái phiếu thời hạn 3 tháng với tỷ lệ lợi tức cao nhất là 0,005%, mức thấp nhất từ khi Bộ Tài Chính bắt đầu đấu thầu trái phiếu này từ năm 1929.

 Bộ Tài Chính đồng thời cũng bán 30 tỷ USD trái phiếu thời hạn 4 tuần với mức lợi tức 0% lần đầu tiên từ khi bắt đầu bán loại trái phiếu trên từ năm 2001.

 Ngày 09/12, mức lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ thời hạn 3 tháng trên thị trường lần đầu tiên rơi xuống mức âm 0,01%.

 Nhà đầu tư đổ xô đến mua trái phiếu chính phủ trong bối cảnh Mỹ trải qua khủng hoảng tài chính tệ hại nhất từ Thời kỳ Đại khủng hoảng năm 1930.

 Nhà đầu tư sẽ phải trả $100,002,556 để ba tháng sau nhận được 100 triệu USD, lỗ 2.556 USD. Tại sao nhà đầu tư lại chịu mất tiền mà không chịu giữ tiền mặt?

 Theo tiến sỹ Lê Giang, việc nhà đầu tư Mỹ chấp nhận mức lợi tức trái phiếu chính phủ âm có lý do như sau:

 Nếu một người có khoảng 500 triệu USD và người đó cho rằng tất cả các loại tài sản hiện nay đều có rủi ro cao và không thể đầu tư nổi, người đó cũng không thể cất tiền ở nhà mà phải mang đến gửi vào ngân hàng.

 Hiện nay ở Mỹ, chẳng có ngân hàng nào là an toàn và có thể ngân hàng mà người đó gửi tiền vào sẽ phá sản. Người gửi tiền vào ngân hàng phá sản chỉ có thể hi vọng Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi (FDIC) sẽ bảo hiểm tiền, thế nhưng định mức bảo hiểm tiền cao nhất hiện nay cũng chỉ là dưới 250 triệu USD.

 Tất nhiên người gửi tiền có thể rải tiền ra rất nhiều ngân hàng nhưng như thế khá mất công và mất cả chi phí chuyển tiền. Ngay cả khi số tiền gửi vào ngân hàng của người đó thấp hơn mức trần bảo hiểm của FDIC, FDIC cũng sẽ còn kiểm tra lại sổ sách mới có thể đền bù, như vậy cũng khiến người ta mất nhiều thời gian.

 Cách an toàn nhất đối với người gửi tiền hiện nay có lẽ là nhờ Bộ Tài Chính Mỹ giữ hộ thông qua việc mua trái phiếu chính phủ dù họ phải mất một khoản phí nhỏ là 0,01%.

 Trong 3 tháng nữa, FED sẽ không tăng lãi suất nên không có rủi ro rằng lợi tức trái phiếu tăng. Nếu khủng hoảng trầm trọng thêm, nhiều ngân hàng phá sản thì số tiền đầu tư vào trái phiếu có thể có lãi.

 Nhiều người Mỹ có chung suy nghĩ như trên, vì thế mức lợi tức trái phiếu rơi xuống mức âm.

(Theo cafef)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • World Bank: Năm 2009, Đông Á tăng trưởng chậm nhất trong 8 năm
  • Cẩn thận khi trữ “ngoại tệ lạ”
  • Doanh nghiệp vay vốn “ngán”… thủ tục
  • Tiền thật và tiền ảo
  • Các ngân hàng lớn cần hỗ trợ ít nhất 18 tháng nữa
  • Xu hướng thị trường vẫn là ẩn số
  • “Bất động sản sẽ được lợi từ chính sách kích cầu”
  • Thêm lời cảnh báo suy thoái mới đối với các nền kinh tế hàng đầu thế giới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!