Năm 2009, nền kinh tế các nước khu vực Đông Á sẽ tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong 8 năm bởi xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng suy giảm.
Ngân hàng Thế giới nhận xét những chính sách kích thích ngành tài chính phát triển, những đợt cắt giảm lãi suất liên tục đã không thể ngăn kinh tế toàn cầu đi xuống và ngăn tác động của thời kỳ tín dụng thắt chặt tệ hại nhất trong 7 thập kỷ.
Ngân hàng Thế giới còn dự báo thương mại toàn cầu sẽ suy giảm năm 2009 sẽ suy giảm lần đầu tiên trong hơn 25 năm.
Tháng 4/2008, Ngân hàng Thế giới cho rằng năm 2008, lạm phát sẽ là mối lo lớn đối với khu vực Đông Á. Tuy nhiên cho đến nay trong bối cảnh giá dầu và hàng hoá hạ đáng kể, triển vọng kinh tế thế giới lại tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn.
Khu vực Đông Á, theo báo cáo của World Bank lần này bao gồm những nước sau: Trung Quốc, Indonexia, Malaysia, Philippin, Thái Lan, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, lãnh thổ Đài Loan và Việt Nam.
Khủng hoảng từ Mỹ biến thành khủng hoảng toàn cầu
Áp lực tăng cao trên thị trường tài chính Mỹ bắt đầu từ năm 2007 đã chuyển thành khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngành tài chính toàn cầu chấn động mạnh trong năm 2008: thị trường chứng khoán mất điểm, áp lực mất khả năng thanh toán tăng cao trong hệ thống tài chính thế giới.
Hàng loạt động tác bơm thêm thanh khoản của các Ngân hàng Trung ương và nhiều biện pháp khác cứu thị trường đã không thể ngăn được khủng hoảng ngay từ ban đầu.
Ban đầu, các nhà hoạch định chính sách kinh tế hàng đầu trên thế giới thận trọng và dè dặt trong việc đưa ra các biện pháp ứng cứu cho thị trường nhưng sau đó họ đã hành động quyết liệt hơn.
Chính phủ Mỹ đưa ra gói giải cứu 700 tỷ USD, sau đó thâu tóm cổ phần tại 9 ngân hàng lớn nhất và một số ngân hàng khu vực lớn khác.
Cùng lúc chính phủ châu Âu thông báo kế hoạch bơm thanh khoản và mua lại tài sản của các ngân hàng với tổng giá trị 460 tỷ USD và đảm bảo 2 nghìn tỷ USD khoản nợ ngân hàng.