Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tại sao thế giới đổ xô mua đồng yên?

Gần đây, đồng yên Nhật không ngừng tăng giá kỷ lục so với các loại tiền tệ khác trên thế giới. Từ khi khủng hoảng kinh tế bắt đầu đồng yên đã tăng giá hơn 40%, và trong 2 tháng qua đã tăng tới gần 8%.

Tại sao đồng yên liên tiếp tăng giá? Dưới đây là nhận định của ông Shawn Baldwin, chủ tịch công ty tư vấn và nghiên cứu Capital Management Group.

Theo ông, đồng yên tăng giá trong thời gian gần đây là do sự chênh lệch lãi suất thấp, những lo ngại về triển vọng kinh tế thế giới và khả năng can thiệp tiền tệ của chính phủ.

Bộ trưởng Tài chính Nhật đã làm giảm những nỗi lo bằng cách tuyên bố sự tăng giá của đồng yên sẽ chịu sự chi phối từ thị trường. Cũng dễ hiểu tại sao nhiều người cho rằng Bộ trưởng Tài chính muốn can thiệp. Đó là vì, đồng yên tăng giá, hàng hóa của Nhật trở nên mất sức cạnh tranh trên các thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Mỹ - thị trường xuất khẩu chính của Nhật Bản.

Ngoài ra, việc đồng yên không ngừng mạnh lên làm giảm doanh thu của các công ty Nhật thu được từ Mỹ khi quy đổi ra đồng yên. Các doanh nghiệp Nhật vì thế liên tục kêu gọi giảm thuế, song cho đến nay họ vẫn không nhận được bất kỳ sự can thiệp nào về chính sách tiền tệ.

Sự mạnh lên của đồng yên không bắt nguồn từ sức mạnh của kinh tế nội địa Nhật. Thay vào đó, sự mạnh lên của đồng yên là sản phẩm của lợi nhuận mang lại từ lĩnh vực tư nhân và nhà đầu tư quốc tế. Việc đồng USD đi xuống có thể sẽ khiến sự can thiệp tiền tệ của cả hai bên Mỹ, Nhật không thành công.

Lần gần nhất mà Ngân hàng Trung ương Nhật can thiệp vào tỷ giá đồng yên là vào năm 2003, khi đó, Bộ Tài chính Nhật Bản bán đồng yên 126 ngày trên thị trường mở để mua vào 315 tỷ USD. Biện pháp đó đã giúp đồng yên hạ 11%. Khả năng thành công của biện pháp can thiệp để thay đổi hướng đi trong dài hạn của tiền tệ trở nên khó xảy ra và sẽ chỉ phát huy tác dụng khi các nước cùng hợp tác, song khả năng này khó xảy ra ở thời điểm hiện tại. Ví dụ, có thể thấy nhóm nước công nghiệp phát triển G8 không hề can thiệp vào thị trường tiền tệ trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính. Do vậy khả năng can thiệp cả về mặt kinh tế và chính trị trên thực tế là rất thấp.

Đồng yên có thể sẽ tiếp tục tăng giá bởi yếu tố Trung Quốc. Theo số liệu từ Bộ Tài chính Nhật Bản, Trung Quốc đã tăng cường mua trái phiếu chính phủ Nhật lên 6,2 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm 2010, cao gấp đôi con số kỷ lục vào năm 2005. Nửa đầu năm 2010, Trung Quốc liên tiếp tăng cường mua trái phiếu chính phủ Nhật. Trong tháng Sáu, Trung Quốc tiếp tục mua 456,4 tỷ yên (5,3 tỷ USD) trái phiếu chính phủ Nhật. Tháng 5/2010, lượng trái phiếu Nhật mà Trung Quốc mua đạt 735,2 tỷ yên.

Chính phủ Trung Quốc cho biết, nước này sẽ đầu tư vào nhiều đồng tiền khác trong giỏ tiền tệ chứ không phải chỉ duy nhất đồng USD và hiện tại có thể là thời điểm phù hợp để Trung Quốc điều chỉnh dự trữ 2,5 nghìn tỷ USD của mình.

Trung Quốc không phải nước sở hữu lớn nhất tiền tệ của Nhật Bản. Anh mới là người sở hữu dự trữ đồng yên lớn nhất thế giới. Năm ngoái, quốc gia này đã mua 26,3 nghìn tỷ yên và đầu tư thêm 18,3 nghìn tỷ yên trong năm nay. Điều này khiến đồng yên càng tăng giá mạnh.

Trong bối cảnh đồng USD suy yếu khi kinh tế Mỹ đang phục hồi chậm, các nhà đầu tư trên thế giới đang có cơ hội và sẽ tiếp tục đẩy đồng yên tăng giá lên những mức kỷ lục mới.

(Vitinfo )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Ai trục lợi từ khủng hoảng nợ châu Âu?
  • Thị trường chứng khoán: Tại sao phải “tháo chạy”?
  • Phòng thủ chồng chéo
  • Doanh nghiệp bảo hiểm: Vi phạm Luật cạnh tranh, vẫn lỗ
  • Tăng tỷ giá – chuyện đương nhiên và có đáng để lo lắng?
  • Nâng tỷ giá là bước đi đúng
  • Nhà đầu tư thế giới đổ xô mua đồng yên
  • TTCK: Dòng vốn đi đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com