Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tại sao tiền tệ các nước châu Á tăng mạnh?

Định giá nội tệ dưới giá trị: Trung quốc không cô đơn.

Theo Mark Konyn, CEO của RCM Asia Pacific, bất cứ đánh giá nào về tiền tệ vào điểm này cũng đều mâu thuẫn. Konyn chỉ ra rằng Nhân dân tệ không phải đồng tiền duy nhất tại châu Á bị định giá thấp so với USD.


Trên thực tế, các thị trường mới nổi khác như Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore và Ấn Độ cũng có đồng nội tệ rẻ. Khác biệt duy nhất là các nước này đã bắt đầu nâng giá nội tệ.

Có 2 thông điệp ẩn sau thực tế này:

Thứ nhất, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải chi nhiều tiền hơn để mua tài sản tại các thị trường mới nổi này.

Thứ hai, các thị trường mới nổi đang tập trung kích thích tiêu dùng nội địa thay vì phụ thuộc vào xuất khẩu.

Konyn cũng chỉ ra các lý do khiến nội tệ tại tăng cao tương ứng với từng nước:

Thái Lan: Đồng Baht Thái đã tăng 8,5% trong năm nay do chuyển tiền, thặng dư thương mại và đầu tư nước ngoài.

Malaysia: Nội tệ tăng do kế hoạch cổ phần hóa của chính phủ, nền kinh tế Malaysia được nhận định đã tiến xa hơn vị trí “mới nổi”, đầu tư FDI tăng mạnh.

Hàn Quốc: Đồng Won tăng 5% kể từ tháng 8/2010 do thặng dư cán cân vãng lai tăng vượt kỳ vọng.

Singapore: Dòng vốn chảy vào mạnh, nền tảng kinh tế vững chắc, các chính sách tiền tệ cam kết hướng đến thắt chặt toàn diện là những yếu tố đẩy giá nội tệ lên. Singapore là nước sử dụng tỷ giá hối đoái để điều chỉnh lạm phát.

Ấn Độ: Đồng Rupee có đợt tăng giá mạnh trong 15 tháng nhờ dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh. Tuy nhiên, Konyn tin rằng đồng Rupee sẽ giảm giá vào cuối năm do Ấn Độ có tỷ lệ lạm phát cao và thâm hụt tài khoản vãng lai.

Nhật Bản: Theo Konyn, bất chấp các vấn đề kinh tế hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn coi đồng Yên là tài sản đầu tư an toàn. Chính điều này đã đẩy giá Yên lên cao.

( RCM Asia Pacific là công ty chuyên quản lý tài sản và tư vấn chiến lược trực thuộc tập đoàn Allianz Global Investors – một trong 5 công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới, hiện quản lý hơn 1 nghìn tỷ Euro.)

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Sửa đổi Thông tư 13: Sự cầu thị xen lẫn vui buồn
  • Áp lực tỷ giá
  • Chạy đua đầu tư các thị trường mới nổi
  • Cạnh tranh dịch vụ kiều hối
  • Ngân hàng lại mở hầu bao cho nhà đất
  • Chính sách đẩy đưa, thị trường thiếu lửa
  • Bảo hiểm nội bộ: Tại sao không?
  • Bất lợi và triển vọng trong ngắn hạn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!