Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tại sao Yên đột ngột lên giá?

Cuộc khủng hoảng từ trận động đất mạnh 9 độ richter gây ra sóng thần và thảm kịch hạt nhân đã đẩy nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào tình trạng khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên đồng Yên lại đột ngột lên giá.

Anh minh hoa

Chỉ trong vài giờ, đồng Yên đã phá vỡ mức 80 Yên/USD và đạt kỷ lục 76,25 Yên/USD. Đây là mức tăng cao nhất của đồng Yên kể từ Thế chiến thứ II.

Nền kinh tế Nhật Bản chủ yếu dựa vào xuất khẩu. Bởi vậy, đồng yên tăng giá có thể làm thiệt hại hàng tỷ USD cho các công ty của nước này.

Ví dụ, tập đoàn Toyota thiệt hại 30 tỷ Yên (khoảng 380 tỷ USD) mỗi năm khi đồng yên tăng giá so với đồng USD.

Các nhà phân tích cho rằng, thời điểm đóng vai trò quan trọng trong sự gia tăng đột ngột của đồng Yên. Giao dịch đồng Yên thường thưa thớt vào khoảng cuối buổi trên thị trường giao dịch của Mỹ và trước giờ mở cửa của thị trường châu Á. Đồng Yên Nhật, được coi là loại tiền tệ an toàn trong thời gian khủng hoảng, đã dần tăng qua nhiều phiên giao dịch. Khi có nguy cơ rủi ro, giá tiền tệ thường tăng cao.

Yên đã tăng vọt so với đồng USD, trong khi các cổ phiếu ở Nhật Bản và các nơi khác ở châu Á lại sụt giảm trong ngày hôm nay sau khi các quan chức Mỹ cho biết nguy cơ ngày càng cao về rò rỉ phóng xạ từ thảm họa động đất làm tê liệt các nhà máy hạt nhân của Nhật.

Các công ty của Nhật thu hồi một lượng lớn đồng Yên từ các thị trường nước ngoài về nước để khắc phục thiệt hại từ trận động đất và sóng thần thì đồng yên sẽ tiếp tục tăng giá. Các doanh nghiệp bảo hiểm Nhật Bản sẽ phải hoàn trả phí bảo hiểm cho khách hàng bằng Yên sau trận động đất mạnh 9 độ richte và sóng thần tàn phá ở phía Đông Bắc cuối tuần trước.

Tuy nhiên, nói về sự tăng giá mạnh của đồng yên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Yoshihiko Noda, Yosano và các quan chức khác cho rằng đó thực sự là đầu cơ chứ không phải dòng tiền từ các quỹ đổ về trong nước.

Bộ trưởng Noda xác nhận, G7 sẽ tổ chức hội đàm qua điện thoại vào lúc 6h chiều hôm nay và muốn Nhật Bản sẽ thông báo cho nhóm biết những thiệt hại từ động đất và tình hình thị trường tài chính.

Đồng Yên hôm nay đã tăng tới 4% lên 76,25 Yên đổi 1 USD, vượt qua cả mức kỷ lục cũ là 79,75 Yên/USD ngày 19/4/1995. Tuy nhiên sau thông tin can thiệp của G7, đồng Yên đã giảm trở lại và hiện đang giao dịch quanh mức 79,60 Yên/USD.

Hồi tháng 9/2010, Tokyo can thiệp vào thị trường tiền tệ bằng việc bán ra hơn 2 nghìn tỷ Yên để giảm giá đồng tiền này. Nhà phân tích an ninh tiền tệ của Nomura Yunosuke Ikeda tin rằng, hành động này có thể sẽ tiếp tục xảy ra.

Vào chiều 17/3, tỷ giá yen/USD là 79,22 yen/1 USD, so với mức 80,80 yen của phiên 16/3, sau khi đã có lúc leo lên tới 76,52 yen vào buổi sáng.

Nhưng theo đánh giá của Ngân hàng JP Morgan, nếu xem xét đến nhân tố lạm phát và giảm phát trong mấy năm gần đây, tỷ giá Yen/USD tăng lên mức cao hơn 50Yen, mới có thể tương đương với cú sốc giao dịch cách đây 16 năm. Tỷ giá thương mại thực tế của đồng Yên sẽ đạt lên mức trung bình 30 năm theo số liệu của chính BOJ, tương ứng với mức 44% và 24% của năm 1995 và năm 1999.

Tuy nhiên, đối với Bộ Tài chính, biến động của đồng Yên hiện nay là quá lớn. Bất luận theo chiều hướng nào, biến động ổn định nhiều hay ít có thể còn chấp nhận được, nhưng nếu tình hình có dấu hiệu hỗn loạn – giống như mức biến động 3% của tỷ giá Yen/USD trên thị trường New York đêm thứ Tư, thì cần phải tiến hành tăng cường điều chỉnh thị trường.

Sau khi cuộc họp nhóm G7 kết thúc, Ngân hàng Trung ương Mỹ, Anh, châu Âu, Canada và Nhật sẽ cùng bán ra đồng yên ngay khi các thị trường mở cửa giao dịch hôm nay, nhằm giải quyết khủng hoảng tồi tệ nhất thời kỳ hậu Chiến tranh Thế giới thứ Hai tại Nhật.

Ngân hàng Trung ương Nhật đã liên tục bơm tiền mặt vào hệ thống tài chính để bình ổn thị trường tiền tệ, ngoài ra còn quyết định tăng gấp đôi quy mô chương trình mua tài sản lên 10 nghìn tỷ yên, cam kết mua mạnh trái phiếu chính phủ Nhật, các quỹ ETF và quỹ tín thác bất động sản.

G7 đã không can thiệp vào thị trường suốt từ tháng 9/2000 khi đó họ cố gắng mua đồng euro bởi đồng tiền này mất giá sâu trong năm thứ 2 được lưu hành trên thị trường.

Sau thông tin trên, đồng USD tăng giá mạnh so với đồng yên và giao dịch ở mức khoảng 81 yên/USD.

Theo VIT

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Sức khỏe của đồng tiền nội tệ là cần thiết
  • Gánh nặng nợ công của Nhật có thể trầm trọng hơn
  • Cuộc tái thiết Nhật Bản là cơ hội cho DN Việt Nam
  • TS Vũ Đình Ánh: Mặt trái của ODA với tăng tỷ giá
  • Giá nhà đất Hà Nội cao ngất ngưởng, vì sao?
  • Nhà băng vẫn ngại bán đôla cho người dân
  • Thị trường bất động sản “khó ở” vì sức ép tỷ giá
  • ‘Doanh nghiệp nên tích cực tìm vốn ngoài ngân hàng’
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!