Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cuộc tái thiết Nhật Bản là cơ hội cho DN Việt Nam

 Là nhà tài trợ ODA song phương lớn nhất, nhà đầu tư FDI lớn thứ 2 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam, song khủng hoảng ở Nhật chưa hẳn đã tác động tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam.

Chưa có đối tác Nhật Bản nào hủy đơn hàng

Khi thảm họa kép động đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân xảy ra ở Nhật Bản, khá nhiều ý kiến lo ngại những tác động tiêu cực tới Việt Nam.

Trong lĩnh vực giao thương, Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, xếp thứ 4, chỉ sau Hoa Kỳ, EU và ASEAN. Năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu sang nước này 7,73 tỉ USD, chiếm 10,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản 8,1 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, trong đó máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng đạt 2 tỷ USD, sắt thép 966 triệu USD.

2 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đã hơn 1,2 tỉ USD, chiếm khoảng 10% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, Việt Nam xuất sang Nhật chủ yếu là dệt may, thủy sản, đồ thủ công mỹ nghệ. Đây đồng thời cũng là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kế hoạch đặt ra cho năm 2011, dự kiến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật sẽ tăng trưởng 18% so với năm ngoái.

Với tỷ trọng lớn này, thậm chí, có cơ quan truyền thông còn e sợ rằng, hàng Việt sẽ "lung lay" theo sóng thần Nhật Bản. Nhưng thực tế, chia sẻ của người trong cuộc lại không xấu như vậy.

Không lo âu, sốt ruột, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói: "Ngành thủy sản Việt Nam buôn bán với Nhật Bản chủ yếu là khu vực phía Nam, trong khi động đất, sóng thần xảy ra ở Đông Bắc Nhật Bản. Tới nay, chúng tôi chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào như hủy đơn hàng xuất khẩu cả. Trong lúc này, các doanh nghiệp chúng tôi chỉ gửi thư, chia sẻ với nỗi đau thảm họa cho họ".

Trao đổi với Diễn đàn kinh tế Việt Nam, ông Tuấn, Giám đốc Công ty cao su miền Nam Casumina cũng rất lạc quan. Ông nói: "Khách Nhật Bản của chúng tôi tập trung chủ yếu ở Tokyo, cách nơi xảy ra động đất tới 250km nên đối tác này vẫn ổn. Trước mắt, thảm họa ở Nhật sẽ không ảnh hưởng nhiều tới quan hệ làm ăn của Casumina với Nhật Bản.

Năm nay, Casumina sẽ xuất khẩu dự kiến khoảng gần 3 triệu USD sang Nhật, tương tương đường năm 2010 với sản phẩm phụ tùng ôtô liên quan đến cao su.

Ngay sau khi thảm hỏa Nhật Bản xảy ra, Bộ Công Thương đã khẩn trương làm việc với các cơ quan liên quan, thu thập tình hình, đặc biệt là liên hệ thường xuyên với thương vụ Việt Nam ở Nhật Bản.

Ông Bùi Huy Sơn, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á- Thái Bình Dương, Bộ Công Thương cho rằng, Nhật Bản là thị trường trọng điểm của Việt Nam trong quan hệ thương mại nên khủng hoảng ở Nhật sẽ có tác động tới Việt Nam. Nhưng, tác động trực tiếp thì hiện, rất khó dự đoán. Để đánh giá  mức độ tác động, cần phải có thông tin chi tiết hơn.

Trong lúc này phía Nhật Bản còn lo đo đếm các thiệt hại về người, các doanh nghiệp Việt Nam có liên quan, cũng đang bận rộn liên hệ với đối tác của Nhật nắm tình hình. Doanh nghiệp nào cũng phải lo tìm kiếm công nhân di tản khỏi địa bàn chứ nói gì chuyện lo các đơn hàng bị trả về lúc này.  Phải lo chữa cháy, cứu người đã rồi tính thiệt hại sau. Có thể 1-2 tuần tới, Bộ Công thương mới có thể nắm rõ tình hình cụ thể về các doanh nghiệp, ông Sơn nói.

Cuộc tái thiết Nhật Bản sẽ là cơ hội cho Việt Nam

Điểm lại nhiều năm qua về mối quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản, có thể nói, Nhật đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Tiến sĩ Lê Doanh Doanh cho rằng, suy thoái kinh tế Nhật Bản sẽ vô cùng lớn và chắc chắn tác động toàn cầu, không chỉ là Việt Nam. Nếu nói là tiêu cực thì có thể, trong ngắn hạn, vốn ODA của Nhật sẽ chậm giải ngân hơn, luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Nhật sẽ hạn chế hơn. Hay, khách du lịch Nhật Bản cũng sẽ vắng bóng hơn ở Việt Nam. Đó là những yếu tố mà chúng ta cần xem xét.

Tới nay, ODA Nhật Bản chiếm tới 30% tổng ODA của Việt Nam. Năm 2011, Chính phủ Nhật Bản đã cam kết viện trợ 1,76 tỷ USD trong tổng số 7,9 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam và tiếp tục là nhà tài trợ song phương lớn nhất.

Tương tự, ở lĩnh vực FDI, Nhật Bản luôn nằm trong TOP 5 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Hai tháng đầu năm nay, Nhật Bản đã rót 33,6 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 2,3% tổng vốn FDI cả nước, chỉ xếp sau Hàn Quốc, Anh, Singapore. Tính từ khi Việt Nam có Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nhật Bản xếp thứ 5, với 20,8 tỷ USD vốn FDI còn hiệu lực.

Điểm đáng nhớ nhất là tỷ lệ vốn giải ngân đối với cả ODA và FDI của Nhật Bản luôn đứng đầu, được đánh giá là tốt nhất trong nhiều năm qua.

Ở lĩnh vực du lịch, Nhật Bản có lượng khách tới Việt Nam lớn thứ 3, chỉ sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Riêng năm 2010, Việt Nam đã đón 442,1 nghìn lượt người Nhật tới Việt Nam, tăng 24%.

Tất cả những con số trên nói lên rằng, Nhật Bản đối với Việt Nam không chỉ là quan hệ thương mại đơn thuần, mà còn là nước đã giúp Việt Nam rất nhiều trong công cuộc phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp này còn được khẳng định ở các chương trình nâng cao năng lực hấp thụ vốn ODA, chương trình phát triển cơ sở hạ tầng, như mô hình hợp tác công- tư PPP mà điểm nhấn phải kể đến là Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản.

Ông Hồ Quang Minh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ KHĐT chia sẻ, giờ nước bạn đang "tang gia bối rối" nên chúng ta hãy chia sẻ với họ. Hiện nay, các dự án ODA hay các hiệp định tài trợ với Nhật Bản vẫn bình thường. Những gì đã cam kết giữa hai nước vẫn đang tiếp tục triển khai. Chúng tôi cũng không nhận được phản hồi nào ảnh hưởng vấn đề này.

Mọi tác động không phải chỉ là tiêu cực. Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, công cuộc tái thiết sau này của Nhật Bản sẽ là một cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia, hợp tác.

Ví dụ như ngay lúc này, Nhật Bản đang thiếu trầm trọng lương thực gạo, nhu yếu phẩm, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh nhạy hơn, có thể giúp gạo, mì ăn liền..., vừa bày tỏ tình đoàn kết, vừa biết ơn, nhưng vừa là một cơ hội thương mại.

(vef)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • TS Vũ Đình Ánh: Mặt trái của ODA với tăng tỷ giá
  • Giá nhà đất Hà Nội cao ngất ngưởng, vì sao?
  • Nhà băng vẫn ngại bán đôla cho người dân
  • Thị trường bất động sản “khó ở” vì sức ép tỷ giá
  • ‘Doanh nghiệp nên tích cực tìm vốn ngoài ngân hàng’
  • Dầu mỏ - Niềm hy vọng lớn nhất của đồng USD
  • Kinh tế toàn cầu: Bóng ma lạm phát lấn át chiến tranh tiền tệ
  • Đưa tăng trưởng tín dụng xuống mức dưới 20%: Khó vẫn phải làm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!