Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhà băng vẫn ngại bán đôla cho người dân

Mất nửa ngày mưa rét đi mua đôla cho chuyến công tác sắp tới của sếp, chị Vân (Hà Nội) vẫn phải trở về tay trắng. Các ngân hàng chị hỏi đều lắc đầu, thậm chí từ chối thẳng thừng: "Nếu bán thì mua, còn mua thì không bán".

Chị Vân chia sẻ, trước đây, nếu sếp đi công tác chỉ cần nói trước một ngày thì ngày hôm sau đã có đủ vài nghìn đôla cho sếp. Nhưng lần này chị không thể mua đủ từ ngân hàng bởi nhà băng chỉ đồng ý bán tối đa 100 USD. "Bình thường sếp đi công tác nước ngoài toàn dắt túi vài nghìn, có khi xấp xỉ chục nghìn USD, giờ mà chỉ mua được 100 USD về đưa sếp, kiểu gì cũng nghe mắng", chị Vân than thở.

Anh Toàn ở Thạch Thất (Hà Nội) có con gái cần đi phẫu thuật chỉnh hình cột sống tại nước ngoài vào giữa tháng 4 sắp tới, cũng than thở, không biết xoay sở thế nào vì mua USD không dễ.

Anh kể, chiều 14/3, đến một số ngân hàng hỏi mua, anh đều bị từ chối vì nhân viên ngân hàng yêu cầu phải có hồ sơ với giấy chứng nhận đi phẫu thuật, giới thiệu của bác sĩ và đơn vị sẽ nhận phẫu thuật… Trong khi đó, cuối tháng 3 anh mới làm xong hồ sơ, mà cũng không biết có đầy đủ giấy tờ hay không. Vì thế, anh khá lo lắng vì không mua được USD từ ngân hàng, thì chưa biết mua ở đâu khi thị trường tự do đang đóng băng.

Nhân viên một ngân hàng tư vấn là anh nên làm thẻ thanh toán quốc tế nhưng vì không am hiểu lắm về loại hình này, nên anh Toàn vẫn đi tìm mua USD tiền mặt cho chắc chắn. Anh chia sẻ: "Nước cùng, nếu không mua được từ ngân hàng, thì đành đi thu gom dần dần từ 'chợ đen' dù giá cao".

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu các ngân hàng cân nhắc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ chính đáng của người dân, thì việc mua đôla tại nhiều nhà băng vẫn không dễ dàng hơn.

Trưa 16/3, có mặt tại hội sở một ngân hàng lớn trên phố Bà Triệu (Hoàn Kiếm, Hà Nội), khi có khách giao dịch với nhu cầu mua ngoại tệ đi chữa bệnh nước ngoài, nhân viên tỏ ra dè dặt. Theo đó, nhà băng này chỉ đồng ý bán USD cho khách hàng là cá nhân khi có đầy đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh. Còn số lượng ngoại tệ bán ra, thì ngân hàng sẽ cân nhắc.

Cũng tại một ngân hàng cỡ vừa trên phố Ngô Quyền, nhân viên cho biết chỉ mua USD vào chứ không bán ra. Giá mua vào tại nhà băng này, lúc gần 11h trưa nay, là 20.850 đồng một USD. Khi khách hàng trình bày mục đích cần mua đôla để đi công tác nước ngoài, nhân viên này tỏ ra chần chừ, nhưng sau đó cũng khẳng định: "Không bán" và hướng dẫn khách tìm đến hai nhà băng lớn hơn. Theo giải thích của nhân viên ngân hàng, nguyên nhân là nguồn ngoại tệ tại nhà băng không đủ để cung ứng cho từng cá nhân có nhu cầu.

Trong khi đó, một nhà băng lớn trên phố Ngô Quyền lại đồng ý bán đôla cho khách hàng cá nhân, nhưng số lượng tối đa chỉ là 100 USD. Với các ngoại tệ khác như đồng euro hay yên Nhật, bath Thái Lan..., sẽ mua được số tiền tương đương với 3.000 USD. Điều kiện để mua ngoại tệ, theo nhân viên ngân hàng này, là khách hàng chứng minh được mục đích sử dụng. Đem thắc mắc muốn mua nhiều USD hơn thì mua ở đâu hỏi nhân viên này, thì được thông tin, chính bản thân chị cũng không biết. Hiện tại, ngân hàng chỉ được bán cho khách tối đa 100 USD mỗi lần.

Đại diện Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) cũng thừa nhận việc một số ngân hàng còn dè dặt khi bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân. Ông cũng khuyến cáo người dân nên sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán quốc tế của các ngân hàng khi có nhu cầu chi tiêu ngoại tệ ở nước ngoài.

(VnExpress)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thị trường bất động sản “khó ở” vì sức ép tỷ giá
  • ‘Doanh nghiệp nên tích cực tìm vốn ngoài ngân hàng’
  • Dầu mỏ - Niềm hy vọng lớn nhất của đồng USD
  • Kinh tế toàn cầu: Bóng ma lạm phát lấn át chiến tranh tiền tệ
  • Đưa tăng trưởng tín dụng xuống mức dưới 20%: Khó vẫn phải làm
  • Bênh đầu cơ ngoại tệ có ở nhiều ngân hàng ?
  • Đề xuất thu thêm phí bán ngoại tệ
  • “Tổng”, “tập” nhà nước bán ngoại tệ: Cách nào tránh “đầu voi đuôi chuột”?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!