Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá nhà đất Hà Nội cao ngất ngưởng, vì sao?

Ở thời điểm hiện tại, nếu có khoảng 1 tỉ đồng rất khó có thể mua nổi một mảnh đất hoặc căn nhà có diện tích đất khoảng 35m2 trong những quận nội thành ở Hà Nội. Trong khi đó, nếu chừng đó tiền thì có thể mua được mảnh đất khoảng 45-55 m2 tại TP.HCM (trừ quận 1, quận 3). Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao có chuyện như thế?

Đất phố cổ Hà Nội lên tới 1 tỷ đồng/m2

Người bạn tôi công tác trong TP Hồ Chí Minh đã khá lâu, giờ muốn ra Hà Nội lập gia đình và sinh sống. Anh nhờ tôi tìm hộ một căn nhà khoảng 35m2 ở nội thành, vài ngày sau tôi đã tìm được 2 căn khá ưng ý, vội gọi điện báo tin cho bạn mừng. Một căn 4 tầng, 35m2 ở phố Thái Thịnh, ô tô đỗ cách nhà 100m, giá 3,75 tỷ đồng và một căn 40m2 với mặt tiền 11m nằm trong ngõ, cách phố Đội Nhân khoảng 40m (gần sân vận động Quần Ngựa, quận Ba Đình) có giá 5,3 tỷ. Sau một hồi giới thiệu các căn nhà, người bạn tôi thốt lên một câu: “Sao mà đắt dữ vậy, gấp tới 2-3 lần trong này?”. Nghe bạn nói thế chính tôi cũng không khỏi giật mình.

Hiện nay, bất động sản ở tỉnh thành nào cũng có xu hướng tăng giá hơn trước nhưng thường là những mảnh đất, ngôi nhà có mặt tiền đẹp, còn ở những vị trí khác như trong ngõ, ngách thì so với mặt bằng chung cũng không đắt nhiều lắm. Ấy vậy mà, tại Hà Nội bất kể vị trí nào trong quận nội thành đều có mức giá “cắt cổ”. Những mảnh đất tại phố cổ của Hà Nội còn có giá “khủng” 1 tỷ đồng một mét đất.

Ở thời điểm hiện tại, nếu có khoảng 1 tỷ đồng khó có thể mua nổi một mảnh đất hoặc căn nhà có diện tích đất khoảng 35m2 trong những quận nội thành ở Hà Nội. Trong khi đó, nếu chừng đó tiền thì có thể mua được mảnh đất khoảng 45-55m2 tại TP.HCM (trừ quận 1, quận 3)

Theo khảo sát của chúng tôi, nếu cách đây vài năm, ở Hà Nội với khoảng 1 tỷ đồng đã mua được một căn nhà tàm tạm thì nay ít nhất cũng phải cần khoảng 1,7 -  2 tỷ đồng trở lên. Giá đất ở những vị trí tương đối thuận lợi, ô tô đỗ cửa tại một số quận như Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng... hiện đang dao động từ 60-400 triệu đồng/m2.

Còn trong các ngõ, ngách sâu, hai xe máy tránh nhau còn khó, giá cũng không dưới 20 triệu đồng/m2. Những khu chung cư, kể cả chung cư cũ, mỗi m2 người mua cũng phải bỏ ra từ 25-50 triệu đồng. Với mức giá ngất ngưởng này, người bạn tôi đã phải từ bỏ ý nghĩ mua đất, xây nhà sinh sống tại Hà Nội vì chỉ có trong tay 1,2 tỷ đồng.

Cung ít, cầu nhiều

Theo ông Phạm Sĩ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây Dựng, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên nhân khiến cho mặt bằng giá nhà đất hiện nay ở Việt Nam cao hơn nhiều nước khác, đặc biệt tại Hà Nội là do cung ít, cầu nhiều, cạnh tranh nhau thì giá tăng lên. Tại Hà Nội, tính bình quân diện tích đầu người thì đất trong đô thị không đủ.

Chung quan điểm trên, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ cho rằng Hà Nội là thủ đô nên ai cũng muốn có một mảnh đất để sau này cho con cháu, đó là nguyên nhân khiến giá đất tăng cao. Mà khi giá đất cao càng trở nên phức tạp thì xu hướng giảm giá là khó. Mặt khác, tình trạng đầu cơ đất ở Hà Nội quá phổ biến.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển cho biết, chủ trương chung của Chính phủ là tất cả đều phải theo giá thị trường, quan trọng là áp mức giá cụ thể nào. Việc này sẽ do Bộ Tài chính quyết định. Tuy nhiên, việc áp tất cả theo giá thị trường cũng phải tính toán lại. Nếu nói theo giá thị trường đất ở Hà Nội có giá 1tỷ đồng/m2 thì có hợp lý hay không? Tôi cho rằng, yếu tố quan trọng nhất để thực hiện theo giá thị trường là thông qua giao dịch, nhưng thực tế thì giao dịch đất đai hiện nay chủ yếu vẫn là giao dịch ngầm, chưa công khai, minh bạch nên việc nói rằng khung giá chỉ bằng 30 – 60% giá thị trường thì cũng chỉ là cảm tính, chưa có tính định lượng rõ.

Xét về khía cạnh tài chính, một số chuyên gia cho rằng, sở dĩ giá nhà đất hiện nay quá cao là do trước đây các doanh nghiệp bất động sản đã vay một khoản tiền lớn từ các ngân hàng thương mại với lãi suất cao để đầu tư dự án. Vì vậy, để có lời, các doanh nghiệp này buộc phải bán sản phẩm với giá cao, dẫn đến mặt bằng giá nhà đất ngày một cao hơn.

Do đó, theo ông Võ, cần thực hiện tốt những quy định hiện hành, nhất là vấn đề công khai minh bạch trên thị trường. Nhà nước cần định giá đất ở Hà Nội cho sát giá thị trường, vấn đề chống đầu cơ ở Hà Nội cần phải làm tốt hơn, vấn đề thuế nhà, thuế đất phi nông nghiệp còn nhiều bất cập chưa có tác dụng chống đầu cơ, năng lực quản lý đất đai hiện nay còn thấp…

(Báo Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Nhà băng vẫn ngại bán đôla cho người dân
  • Thị trường bất động sản “khó ở” vì sức ép tỷ giá
  • ‘Doanh nghiệp nên tích cực tìm vốn ngoài ngân hàng’
  • Dầu mỏ - Niềm hy vọng lớn nhất của đồng USD
  • Kinh tế toàn cầu: Bóng ma lạm phát lấn át chiến tranh tiền tệ
  • Đưa tăng trưởng tín dụng xuống mức dưới 20%: Khó vẫn phải làm
  • Bênh đầu cơ ngoại tệ có ở nhiều ngân hàng ?
  • Đề xuất thu thêm phí bán ngoại tệ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!