Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thanh khoản đồng USD chưa bớt căng

TS Cao Sĩ Kiêm: Sau tất cả đợt điều chỉnh tỉ giá đều không thể tránh được những xáo động. Không cẩn thận thì đồng ngoại tệ từ nước ngoài có thể chảy sang Việt Nam gửi vì lãi suất USD của ta lên tới trên 6%, trong khi các nước chỉ tối đa là 1%-2%.

Một trong những mục tiêu nâng tỉ giá là nhằm đảm bảo nguồn cung ngoại tệ. Thế nhưng sau 10 ngày Ngân hàng Nhà nước ra quyết định điều chỉnh tỉ giá đồng USD lên 9,3%, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu cho biết không mua được ngoại tệ.

Doanh nghiệp khó mua USD


Ông Vương Thái Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, cho biết việc mua USD có nhúc nhích hơn so với thời điểm áp dụng tỉ giá cũ. “Tuy nhiên, chúng tôi vẫn không thể mua được ngoại tệ. Có thể ngân hàng cũng không có ngoại tệ để bán cho doanh nghiệp” - ông Dũng lo lắng.

Ông Võ Thế Liên, Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi gia súc Vĩnh Phúc, than thở việc mua ngoại tệ vẫn không cải thiện được phần nào so với trước khi điều chỉnh. Nếu không có ngoại tệ để nhập hàng, doanh nghiệp chỉ còn cách đóng cửa. Hiện công ty của ông đang nợ vài trăm ngàn USD của đối tác. Chắc chắn không trả đúng hạn, doanh nghiệp sẽ bị phạt.

Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Nam, cho biết vài ngày gần đây, nguồn cung ngoại tệ có tăng lên do người dân đã bán và gửi tiết kiệm. Thực tế cung ngoại tệ khan hiếm, mất cân đối ngay cả trong điều kiện bình thường chứ không nói gì những lúc căng thẳng.

Về nguồn ngoại tệ cung ứng cho nhập khẩu xăng dầu, Ngân hàng Nhà nước cho biết thông tin khan hiếm ngoại tệ để nhập xăng dầu là không chính xác. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại phục vụ nhập khẩu xăng dầu đã cung ứng đủ ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu phục vụ cho nhu cầu dự trữ và lưu thông xăng dầu trên thị trường trong nước.

Cũng theo ông Thành, nguồn cung ngoại tệ để nhập xăng dầu là rất lớn. Nguồn ngoại tệ để nhập xăng dầu là do Ngân hàng Nhà nước đáp ứng chứ về phía ngân hàng thương mại thì không thể cung ứng đủ.

Tâm lý găm giữ đô


Ông Thành băn khoăn sau quyết định điều chỉnh tỉ giá, giá đồng USD thị trường tự do không được kéo xuống dù chênh lệch giữa giá của thị trường tự do và chính thức có được thu hẹp. Điều này cho thấy tâm lý găm giữ, tích trữ đồng đôla của một bộ phận người dân còn khá lớn.

Theo ông Cao Sĩ Kiêm, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tiền tệ Quốc gia, sau tất cả đợt điều chỉnh tỉ giá đều không thể tránh được những xáo động do một bộ phận người dân có tâm lý e ngại do tiền Việt mất giá. Theo con số ban đầu sau khi nới tỉ giá, số ngoại tệ được các ngân hàng thương mại huy động đã tăng lên khoảng 4,43%, trong khi lượng tiền đồng huy động được lại giảm khoảng 4,12%. Đây chính là xu hướng dịch chuyển gửi tiền VND sang USD mà tác động chính vẫn là do tâm lý găm giữ.

Bên cạnh đó, theo bà Nguyễn Thị Mùi, chuyên gia kinh tế, chính sách điều chỉnh linh hoạt đối với lãi suất USD cũng là vấn đề cần tính toán. Không cẩn thận thì đồng ngoại tệ từ nước ngoài có thể chảy sang Việt Nam gửi vì lãi suất USD của ta lên tới trên 6%, trong khi các nước chỉ tối đa là 1%-2%.

Tuy nhiên, ông Kiêm hy vọng thị trường sẽ dần ổn định khi chúng ta quyết tâm đạt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát mức 7%. Để đảm bảo các mục tiêu này, điều chỉnh tỉ giá chỉ là một động tác, tiếp đó còn phải làm đến chính sách tài khóa, xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán, cán cân vãng lai… phải thực hiện đồng bộ.

Để đảm bảo thanh khoản của thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước cho biết trong thời gian tới sẽ điều hành tỉ giá tương đối linh hoạt theo cả hai chiều. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai các biện pháp cần thiết để phát triển thị trường ngoại hối. Qua đó, việc điều hành tỉ giá linh hoạt sẽ góp phần kiềm chế nhập siêu và hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt hơn.

( Pháp luật TP.HCM)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Những khoản đầu tư lãi ‘khủng’ nhất năm 2010
  • Mong manh của khả năng kiềm chế lạm phát là 7%.
  • Bão tỷ giá có ảnh hưởng thế nào đến giá bất động sản?
  • Điều kiện vay tiêu dùng quá khắt khe
  • Mua đủ ngoại tệ: Ngân hàng nói có, Petrolimex bảo khó
  • Lãi suất đón “gió ngược”
  • Chủ đầu tư “ớn” bất động sản cao cấp
  • Thanh tra quản lý và sử dụng đất đai: Nhiều tỉnh đang… run?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!