Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường bất động sản: Nhà nước giữ vai trò quan trọng nhất

Đó là quan điểm của phần lớn các chuyên gia bất động sản tại Hội thảo “Chính sách đất đai và thị trường bất động sản”, do Bộ Tài nguyên - Môi trường tổ chức tại TP HCM cuối tuần qua.

Theo nhận định của các chuyên gia, Nhà nước giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển thị trường bất động sản để điều tiết và chống đầu cơ, cân đối nhu cầu nhà ở cho người dân, nếu không sẽ dẫn đến bất ổn xã hội.

Điều tiết đúng quan hệ cung - cầu

Tiến sĩ Trần Kim Chung, Trưởng ban Chính sách đầu tư - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng, Nhà nước vừa là người tạo dựng môi trường pháp lý cho thị trường bất động sản vừa hỗ trợ cho thị trường này. Thậm chí, trong một số trường hợp, Nhà nước cần phải can thiệp sâu và tích cực vào thị trường. Đặc biệt là thực hiện các chính sách nhà ở công, nhằm cung cấp cho người dân có những loại nhà ở thích hợp, hạn chế mua đi bán lại.

Ông Lê Thanh Khuyến, Phó Tổng cục trưởng Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên – Môi trường), khẳng định, việc nâng cao vai trò của Nhà nước đối với thị trường đất đai phải theo hướng điều tiết giá với quan hệ cung - cầu, thông qua các chính sách và thuế, chứ không quản lý mặt hành chính. Nhà nước vừa quản lý tốt thị trường vừa là nhà đầu tư bất động sản lớn nhất.

Năm 2013, sẽ có Luật Đất đai mới


Sau ba lần sửa đổi, Luật Đất đai năm 2003 làm đất đai thực sự trở thành nguồn lực lớn của đất nước, tạo đà cho sự phát triển thị trường bất động sản. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, bất cập, nhiều quy định đã tỏ ra lạc hậu. Với Hội thảo này, Bộ Tài nguyên - Môi trường không chỉ đánh giá lại gần 10 năm thực hiện Luật Đất đai năm 2003 mà lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, tiến tới điều chỉnh, sửa đổi Luật Đất đai vào năm 2013.

Nhưng bất cập về chính sách đã gây ảnh hưởng lớn đến thị trường bất động sản thời gian qua. Chủ yếu do những quy định pháp luật về đất đai thay đổi liên tục, chưa đáp ứng được quá trình phát triển của thị trường. Mà hậu quả của những đợt biến động thị trường đã gây tác động tiêu cực đến xã hội. Như đẩy chi phí mặt bằng đất đai lên cao, khó khăn trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Đặc biệt, đợt sốt đất 2007 - 2008 đã đẩy giá đất vượt xa giá trị thực tế. Người dân lao động khó có cơ hội mua được đất, nhà.

Ngoài ra, biến động thị trường này còn gây nên nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp bất động sản. Mà những doanh nghiệp “mọc” lên trong đợt sốt chẳng mấy chốc đóng cửa, vì thua lỗ và nợ ngân hàng. Theo tiến sĩ Trần Kim Chung, kênh bất động sản thời gian qua có giai đoạn phát triển quá nóng, dẫn đến trì trệ rồi đóng băng, phải hai, ba năm sau mới hồi phục.

(BÁO ĐẤT VIỆT)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!