Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường ngoại tệ bắt đầu hạ "nhiệt"

Những ngày gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) đồng loạt hạ giá mua vào và bán ra đối với USD xuống dưới mức trần quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Dấu hiệu cho thấy, thị trường ngoại tệ đang dần hạ nhiệt.

Sau đợt sóng vừa qua, USD trên thị trường tự do đã dần hạ nhiệt, đà giảm của USD vẫn tiếp diễn tại các NHTM. Ngày 26/4, giá USD tại ngân hàng xuống mức 20.730 đồng/USD, giảm tiếp tới 40 đồng so với ngày hôm trước. Còn so với mức đỉnh ghi được vào ngày 19/4 là 20.940 đồng, giá USD đã giảm tới 210 đồng.

Theo bảng báo giá của Vietcombank, USD ngày 26/4 được mua vào còn 20.690 đồng/USD, bán ra 20.760 đồng, giảm 40 đồng so với giá hôm qua và thấp hơn 160 đồng từ mức giá hôm thứ Sáu tuần trước. Khoảng cách giữa giá mua và bán USD hiện nay là 70 đồng.

Sáng 26/4, ACB niêm yết giá USD mức 20.670-20.740 đồng/USD (mua vào - bán ra), giảm 30 đồng chiều mua và 10 đồng chiều bán. Đến đầu giờ chiều, giá tiếp tục được điều chỉnh giảm 10 đến 30 đồng/USD. Tương tự, các điểm thu đổi USD tự do cũng cũng tiếp tục hạ giá mua bán. Ngày 26/4, mỗi USD bán ra chỉ còn 20.750 đồng, trong khi mua vào ở 20.670 đồng/USD.

Nguyên nhân chính giúp giá USD liên tiếp giảm mạnh trong những ngày qua là bởi nguồn cung ngoại tệ dồi dào. Theo thông tin từ các ngân hàng, lượng ngoại tệ tiền mặt mua được của cá nhân tăng rất mạnh. Một số NHTM nhỏ mỗi ngày đã thu về tới 15 triệu USD.

Bên cạnh đó, lượng người dân đến ngân hàng mua USD cũng rất ít, mặc dù các ngân hàng sẵn sàng bán ngoại tệ nếu chứng minh được nhu cầu chính đáng. Một cán bộ ngân hàng cho biết, kể từ khi có quy định áp trần lãi suất huy động USD xuống 3%, người dân đến mua USD bỗng dưng giảm hẳn. Theo nhân viên này, điều đó cho thấy một phần trước đây số lượng người đến ngân hàng mua USD chưa hẳn do có nhu cầu chính đáng mà để tích trữ thì nhiều hơn.

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, rõ ràng thời điểm hiện nay, việc găm giữ USD không có lợi nữa nên chỉ có ai thật sự có nhu cầu mới đến ngân hàng mua USD.

Thêm vào đó, với mức trần lãi suất huy động USD ở mức 3%, chênh lệch lãi suất huy động giữa VND và USD lên đến 11%, đây là sự chênh lệch khá lớn, nên những khách hàng giữ USD sẽ có khuynh hướng bán USD cho ngân hàng và gửi tiền đồng. Chưa kể còn có những ngân hàng có lãi suất VND cao hơn, chênh lệch lãi suất huy động giữa VND và USD lên đến 14%. Khách hàng sẽ không mặn mà giữ ngoại tệ mà sẽ chuyển thành tiền đồng để gửi.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, những chính sách điều hành của NHNN đang khiến người dân dần xa rời đồng USD. Đây là tín hiệu vui cho thấy thị trường ngoại tệ dần hạ nhiệt.

Tuy nhiên, trả lời báo chí, ông Cấn Văn Lực – Cố vấn Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV, cho rằng đó chỉ là những khởi điểm, chưa thể khẳng định sẽ có tác dụng lâu dài.

Còn theo các ngân hàng, lý do cá nhân tìm đến ngân hàng bán USD còn do giá USD biến động quá mạnh, các tiệm vàng có xu hướng ép giá mua xuống thấp để giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, bán USD cho ngân hàng lại tránh rủi ro do thời điểm này NHNN và các cơ quan chức năng đang “mạnh tay” với việc mua bán ngoại tệ trái phép.

Chính bởi vậy, theo ông Lực, nhà nước cần tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến thị trường ngoại tệ, tiếp tục siết chặt việc kiểm soát, kiểm tra.

(Tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Vàng - Bất động sản - chứng khoán: Bối rối chọn kênh đầu tư
  • Không có giải pháp mới, sẽ rất lãng phí!
  • Lạm phát từ chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
  • Bóng ma suy thoái kép
  • 6 giải pháp cơ bản gia tăng nguồn cung ngoại tệ
  • Làm sao để DN đễ tiếp cận vốn ngân hàng?
  • Làm ăn thời gian khó
  • 'Cán cân thanh toán tổng thể 2011 sẽ thặng dư 1 tỷ USD'
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!